Kỳ lân Siberia tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, không phải do con người

Đã từ lâu, giới khoa học tranh cãi xem thứ gì đã ép loài kỳ lân Siberia tới mức tuyệt chủng, là con người hay do khí hậu.

Nặng xấp xỉ 3,5 tấn và có lẽ là sở hữu cái sừng tê lớn nhất từng có của dòng họ loài động vật to lớn, con Elasmotherium sibiricum – hay được biết tới với cái tên "dân dã" hơn là kỳ lân Siberia – đã từng hùng dũng dạo bước trên bề mặt Trái Đất. Nhưng bên cạnh vẻ ngoài "giống tê giác" ra, ta không biết gì nhiều về loài vật to lớn.

Ít ra là chỉ đến cuối tháng Mười một vừa rồi thôi. Với bài nghiên cứu được đăng trên tạp chí Nature Ecology & Evolution, ta đã có bản phân tích ADN đầu tiên của con Kỳ lân, với ADN lấy được từ các mẫu hóa thạch được bảo quản từ cả chục ngàn năm trước.

Kỳ lân Siberia tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, không phải do con người
Loài kỳ lân Siberia tuyệt chủng từ 39.000 năm trước.

Dẫn đầu là giáo sư Pavel Kosintsev, nhà cổ sinh vật học công tác tại Học viện Khoa học Nga, đội ngũ các nhà nghiên cứu đã đưa ra được kết luận loài kỳ lân Siberia tuyệt chủng từ 39.000 năm trước, đồng nghĩa với việc người hiện đại và người Neanderthal đã cùng rảo bước trên Lục địa Á-Âu bên cạnh con vật khổng lồ. Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng con tê giác tuyệt chủng 200.000 năm trước đã bị gạt đi hoàn toàn.

Rất nhiều loài vật to lớn cùng chung sống với con người hiện đại đã bị tuyệt chủng do săn bắt, có thể kể đến voi mammoth hay loài lười khổng lồ, thế nhưng Kosintsev và các đồng nghiệp lại cho rằng tổ tiên loài người không hứng thú gì lắm với con tê giác. Lý do chính khiến Kỳ lân Siberia tuyệt chủng là biến đổi khí hậu.

"Nhiều khả năng sự hiện diện của con người không phải lý do khiến loài tê giác khổng lồ bị tuyệt diệt", đồng tác giả nghiên cứu Chris Turney – nhà nghiên cứu khí hậu tại Đại học New South Wales – cho hay. "Có vẻ Kỳ lân Siberia chịu ảnh hưởng nặng nề từ khí hậu của buổi đầu Kỷ Băng hà. Tại Lục địa Á-Âu, nhiệt độ giảm xuống cực sâu khiến mặt đất đóng băng, cỏ cây khô héo đã khiến động vật thuộc cả một khu vực rộng lớn đã suy giảm nghiêm trọng".

Khẳng định "tuyệt chủng từ 200.000 năm trước" lung lay lần đầu tiên hồi năm 2016, khi các nhà khoa học tìm thấy hộp sọ của con Elasmotherium sibiricum tại Kazakhstan, với niên đại chỉ 29.000 năm tuổi. Tuy nhiên giới khoa học phủ nhận phát hiện này, cho rằng thành phần collagen trong hộp sọ đã khiến việc xác định niên đại bằng carbon bị sai lệch.

Kosintsev quyết định hậu thuẫn bằng chứng mới bằng một loạt nghiên cứu khác. Họ tiến hành xác định niên đại của 23 mẫu hóa thạch Kỳ lân Siberia khác, với mẫu ADN từ 6 cá thể, đối chiều với những dữ liệu về nơi sinh sống của con tê giác khổng lồ.

Niên đại các mẫu hóa thạch rơi vào khoảng 39.000 cho tới 50.000 năm, thời điểm người hiện đại đã xuất hiện tại Lục địa Á-Âu. Thời điểm này cũng trùng hợp với sự kiện diệt chủng cuối Kỷ Đệ tứ, thời điểm khí hậu toàn cầu thay đổi rõ rệt. Theo báo cáo, khoảng 40% động vật có vú nặng trên 45 kg sống tại Lục địa Á-Âu đều bỏ mạng sau thời điểm này.

Kỳ lân Siberia tuyệt chủng do biến đổi khí hậu, không phải do con người
Có vẻ kỳ lân Siberia chịu ảnh hưởng nặng nề từ khí hậu của buổi đầu Kỷ Băng hà.

Đã từ lâu, giới khoa học tranh cãi xem thứ gì đã ép các sinh vật sống tại thời điểm trên tới mức tuyệt chủng, là con người hay do khí hậu.

Để xác định chính xác tác động của biến đổi khí hậu lên loài kỳ lân Siberia, các nhà nghiên cứu phân tích đồng vị của hóa thạch răng con tê giác, tái tạo lại nguồn thức ăn nó đã từng nhai và tìm thấy rằng những con vật này chuyên ăn thực vật tại khu vực đồng cỏ Đông Nam Châu Âu và Siberia. Những động vật ăn cỏ "dễ tính", ăn được nhiều loại thực vật sẽ sống sót qua được thời kì biến đổi khí hậu. Loài kỳ lân Siberia chuyên ăn cỏ đã chết dần vì thiếu thức ăn.

Vẫn có tỉ lệ nào đó con người góp phần đưa loài tê giác khổng lồ tới bờ vực tuyệt chủng, cho dù ta vẫn có bằng chứng chứng minh sự "vô tội" của mình: các bức vẽ trên tường hang không thấy nhắc tới Kỳ lân Siberia, và cũng không tìm thấy xương loài tê giác này trong các khu vực sinh sống của loài người sống tại thời điểm con kỳ lân tuyệt chủng.

Chỉ có một điều chắc chắn duy nhất: tổ tiên của ta đã tận mắt chứng kiến sự lụi tàn của một trong những sinh vật đẹp kỳ ảo bậc nhất từng dạo bước trên Địa Cầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện xương “ma cà rồng cổ đại” 2.000 năm tuổi ở Anh

Phát hiện xương “ma cà rồng cổ đại” 2.000 năm tuổi ở Anh

Bộ xương kì lạ tìm thấy ở Yorkshie có niên đại khoảng 2.000 năm tuổi được xác định chôn theo nghi thức cổ đại để ngăn sự trỗi dậy của xác chết.

Đăng ngày: 17/12/2018
Quét radar xuyên đất lâu đài từng giam giữ

Quét radar xuyên đất lâu đài từng giam giữ "Bá tước Dracula"

Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm hiểu cấu trúc lớp nền bên dưới lâu đài Corvin ở Transylvania, Romania, để có thể dễ dàng trùng tu kiến trúc lâu năm này bằng phương pháp quét radar.

Đăng ngày: 17/12/2018
Ai Cập phát hiện ngôi mộ cổ 4.400 tuổi nghi chứa đầy kho báu

Ai Cập phát hiện ngôi mộ cổ 4.400 tuổi nghi chứa đầy kho báu

Ngôi mộ cổ 4.400 năm tuổi mới được phát hiện ở Ai Cập và kho báu trong hầm mộ sẽ được khai quật trong vài ngày tới.

Đăng ngày: 16/12/2018
Phát hiện vương miện kì lạ 50.000 năm tuổi ở Siberia

Phát hiện vương miện kì lạ 50.000 năm tuổi ở Siberia

Vương miện cổ xưa được các nhà khảo cổ học xác định làm từ ngà voi ma mút được tìm thấy trong hang động Denisova ở Siberia.

Đăng ngày: 15/12/2018
Lần đầu tiên tái tạo hoàn chỉnh bộ xương sư tử túi thời tiền sử

Lần đầu tiên tái tạo hoàn chỉnh bộ xương sư tử túi thời tiền sử

Cấu trúc xương hoàn chỉnh cho phép các nhà khoa học hiểu sâu hơn về hành vi của loài sư tử túi sống ở thế Canh tân.

Đăng ngày: 14/12/2018
Phát hiện tượng thần bằng kim loại 2.000 năm tuổi của người Celt

Phát hiện tượng thần bằng kim loại 2.000 năm tuổi của người Celt

Các nhà khảo cổ đang khai quật một bãi đỗ xe ở Cambridgeshire đã phát hiện một bức tượng thần nhỏ bằng kim loại 2.000 năm tuổi hiếm có của người Celt.

Đăng ngày: 13/12/2018
Phát hiện “kẹo cao su cổ đại” 8.000 năm tuổi

Phát hiện “kẹo cao su cổ đại” 8.000 năm tuổi

Các nhà nhân chủng học New Zealand vừa phát hiện ra những bằng chứng cho thấy người cổ đại đã sử dụng một loại "kẹo cao su" tự nhiên để chế tạo ra keo dùng cho săn bắn.

Đăng ngày: 12/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News