Kỷ lục tính toán 105 nghìn tỷ chữ số của số Pi

Một công ty lưu trữ máy tính của Mỹ tính toán số Pi tới 105 nghìn tỷ chữ số, phá vỡ vỡ kỷ lục thế giới trước đó.

Kỷ lục tính toán 105 nghìn tỷ chữ số của số Pi
Các nhà khoa học NASA chỉ dùng số Pi với 16 chữ số sau dấu phẩy. (Ảnh: NASA).

Vào ngày số Pi 14/3, Solidigm, công ty Mỹ ở California, thông báo họ đã tính toán số Pi tới 105 nghìn tỷ chữ số sau dấu phẩy, theo Live Science. Quá trình tính toán mất 75 ngày để hoàn thành và sử dụng tới một triệu gigabyte dữ liệu, lập kỷ lục mới về tính toán hằng số bất tận này. Số Pi (ký hiệu π) là hằng số toán học có giá trị bằng tỷ số giữa chu vi của một đường tròn với đường kính của đường tròn đó. Số Pi không có giá trị chính xác, thường lấy ở dạng xấp xỉ là 3,14 để tiện tính toán. Tìm ra số Pi dài hơn từ lâu đã trở thành thách thức đối với các nhà toán học và khoa học vi tính nghiệp dư và chuyên nghiệp, đòi hỏi công suất tính toán tương đương hàng trăm nghìn chiếc điện thoại thông minh.

Việc tìm ra dãy chữ số phía sau dấu phẩy của số Pi không có tác động thực sự với toán học bởi những phép tính hiếm khi đòi hỏi nhiều hơn vài chục chữ số. Ví dụ, các nhà khoa học NASA chỉ cần dùng 16 chữ số đầu tiên sau dấu phẩy của số Pi để thực hiện phần lớn nghiên cứu về vũ trụ. Thay vào đó, tính toán con số tới giá trị chính xác nhất từ lâu được sử dụng như một tiêu chuẩn để kiểm tra chương trình máy tính mới và hệ thống lưu trữ dữ liệu.

Để so sánh, nếu bạn gõ số Pi mới lên giấy theo hàng liên tục và sử dụng font cỡ 10, con số sẽ dài khoảng 3,7 tỷ km, có nghĩa nó có thể kéo dài từ Trái đất tới đâu đó giữa sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Quá trình tính toán được thực hiện với 36 ổ cứng (SSD) độc quyền của công ty, lưu trữ tổng cộng khoảng một petabyte (một triệu gigabyte) dữ liệu. Bộ xử lý cũng cần tiến hành tính toán với nhiều bộ phận mạnh hơn để giảm thời gian. Tuy nhiên, ổ lưu trữ công suất lớn và đáng tin cậy quan trọng hơn do cần lưu lượng dữ liệu khổng lồ trong suốt quá trình.

Theo Brian Beeler, chủ công ty Solidigm, đây là một thành tựu lớn. Vào tháng 4/2023, Solidigm tính toán số Pi với 100 nghìn tỷ chữ số sau dấu phẩy, kỷ lục mà Google Cloud đạt được năm 2022. Trước đó, kỷ lục là 62,8 nghìn tỷ chữ số, được tính trong 108 ngày bởi một siêu máy tính ở Đại học Khoa học ứng dụng Grisons tại Thụy Sĩ năm 2021. Sử dụng não người, kỷ lục thế giới hiện nay đối với số Pi có nhiều chữ số sau dấu phẩy nhất (70.000 số) được thiết lập bởi Rajveer Meena ở Đại học VIT tại Ấn Độ vào ngày 21/3/2015, theo sách kỷ lục thế giới Guinness World Records.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Kim cương máu: Nỗi ám ảnh đối với nhân loại

Kim cương máu: Nỗi ám ảnh đối với nhân loại

Kim cương xung đột hay còn gọi là kim cương máu là những viên đá quý ám chỉ sự chết chóc của con người.

Đăng ngày: 18/03/2024
Xa lộ Liên Mỹ - Con đường dài nhất thế giới

Xa lộ Liên Mỹ - Con đường dài nhất thế giới

Theo sách kỷ lục Guinness, xa lộ Liên Mỹ là con đường dài nhất thế giới, trải dài 30.000km từ Alaska, Mỹ tới mũi phía nam Argentina.

Đăng ngày: 17/03/2024
Có sự kết thúc của bảng tuần hoàn? 118 nguyên tố có tiết lộ hết bí ẩn của vũ trụ?

Có sự kết thúc của bảng tuần hoàn? 118 nguyên tố có tiết lộ hết bí ẩn của vũ trụ?

Trong lịch sử phát triển lâu dài của khoa học, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học luôn được coi là nền tảng của hóa học.

Đăng ngày: 15/03/2024
UAE nghiên cứu

UAE nghiên cứu "trồng" kim cương trên sa mạc

Các công ty tại UAE đang quan tâm đến việc tự nuôi trồng kim cương trong phòng thí nghiệm thay vì phải nhập khẩu một lượng lớn từ khắp nơi trên thế giới.

Đăng ngày: 15/03/2024
Góc quay từ bên trong này sẽ cho bạn thấy điều kỳ diệu khi bỏ

Góc quay từ bên trong này sẽ cho bạn thấy điều kỳ diệu khi bỏ "hạt cân bằng" vào lốp xe cũ

Việc bổ sung " hạt cân bằng" vào bên trong lốp xe giúp người dùng có thể quan sát rõ cơ chế vận hành khá thú vị bên trong trang bị này.

Đăng ngày: 15/03/2024
Có bao nhiêu nước trong vỏ Trái đất?

Có bao nhiêu nước trong vỏ Trái đất?

Các nhà nghiên cứu tính toán có gần 44 triệu km3 nước trong vỏ Trái đất, nhiều hơn cả nước ở chỏm băng và sông băng trên mặt đất.

Đăng ngày: 15/03/2024
Thí nghiệm bí ẩn vén bức màn thời gian và không gian: Bất ngờ phát hiện có sinh vật quan sát con người!

Thí nghiệm bí ẩn vén bức màn thời gian và không gian: Bất ngờ phát hiện có sinh vật quan sát con người!

Bạn có bao giờ tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có thể du hành về quá khứ và tương lai không? Thế giới của chúng ta sẽ thay đổi như thế nào nếu chúng ta có thể tiết lộ bản chất của thời gian?

Đăng ngày: 14/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News