Kỳ quái loài vật nhìn thì giống nhưng không phải cá sấu, đến chuyên gia cũng kinh ngạc
Thằn lằn caiman dù có ngoại hình khá giống nhưng thực chất đây không phải là cá sấu. Đến nay các nhà khoa học vẫn không có nhiều thông tin về loài vật này.
Cơ thể của sinh vật này có những gờ nhọn nổi lên cho đến tận phần đuôi, các móng vuốt sắc nhọn chẳng khác gì cá sấu. Thực chất đây là một con thằn lằn caiman (tên khoa học: Dracaena guianensis).
Thằn lằn Caiman.
Không chỉ giống vẻ ngoài, thằn lằn Caiman còn có lớp mí mắt thứ 3 giúp bảo vệ đôi mắt của chúng khi bơi dưới nước giống như cá sấu. Tuy vậy các nhà khoa học vẫn còn biết rất ít thông tin về loài thằn lằn kỳ lạ này.
Thằn lằn caiman là một loài thằn lằn thuộc chi Dracaena được tìm thấy ở phía bắc Nam Mỹ. Chúng là là một loài bán thủy sinh, tên của chúng xuất phát từ đặc điểm thân hình to nặng nề giống như cá sấu Caiman.
Thằn lằn caiman dành phần lớn thời gian ngâm mình dưới nước.
Thằn lằn caiman có thể dài tới 1,2 m và nặng tới 4,5kg. Đầu của chúng khá cồng kềnh và thường có màu đỏ hoặc cam. Chúng có một cái đuôi dài và dẹt để hỗ trợ cho việc bơi lội. Cơ thể của thằn lằn caiman rất giống với cơ thể của một con cá sấu. Chúng thường mang màu xanh lá cây tươi sáng với một số sọc màu xanh đậm nhẹ.
Thằn lằn caiman dành phần lớn thời gian ngâm mình dưới nước. Vào ban đêm, chúng thường trốn trong các bụi cây và bụi rậm.Hàm của nó có rất nhiều cơ bắp hỗ trợ để có thể phá vỡ vỏ của ốc sên, con tôm và trai nước ngọt. Đây cũng là các loại thức ăn ưa thích của thằn lằn caiman.
Thường dành thời gian trong ngày để phơi nắng trên những nhánh cây hoặc tảng đá nhô trên mặt nước. Nếu gặp nguy hiểm caiman sẽ nhanh chóng trốn xuống nước.
Chúng có một cái đuôi dài và dẹt để hỗ trợ cho việc bơi lội.
Trước đây, trong những năm 1970, thằn lằn caiman thường bị săn bắt hoặc nuôi nhốt để lấy da. Nhưng những năm gần đây chúng thường được nuôi làm cảnh với giá bán tại Mỹ có thể lên đến 700$ 1 con.
Chúng thậm chí còn có thể ăn trái cây như kiwi, chuối, xoài, đu đủ và chuối đỏ... bên cạnh việc ăn thịt các sinh vật nhỏ như giun, ốc, dế...

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng
Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"
Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Động vật rừng Việt Nam (1)
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam, do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã tạo nên sự đa dạng về thiên nhiê

44 sự thật đầy thú vị về loài khỉ mà bạn chưa biết
Khỉ được xem như một trong những “họ hàng” gần nhất của loài người, và hầu hết chúng ta đều tin rằng mình biết rõ về người “họ hàng” này. Tuy nhiên, những thông tin sau đây có thể làm bạn bất ngờ về loài động vật thông minh, hoạt bát này.

10 loài săn mồi nguy hiểm nhất
Kĩ năng săn mồi, những bộ hàm, móng vuốt sắc nhọn và nọc độc chết người “trời phú” đã biến các động vật này thành những kẻ săn mồi đẳng cấp.

Rắn độc bị mất đầu vẫn tự cắn chính mình
Thông thường, một con rắn bị chặt đầu thì các chức năng trên cơ thể nó cơ bản đã ngừng hoạt động nhưng nó vẫn còn một số phản xạ. Điều đó có nghĩa rằng rắn vẫn có khả năng cắn và tiêm nọc độc ngay khi đầu nó đứt lìa khỏi thân.
