Phát hiện beo chồn bạch tạng quý hiếm ở Colombia

Các nhà cứu hộ động vật phát hiện cá thể beo chồn bạch tạng hoang dã đầu tiên ở Colombia dưới một thung lũng ở miền bắc nước này.


Beo chồn bạch tạng hiếm thấy ở Colombia. (Video: Reuters)

Theo báo cáo của các nhà chức trách hôm 28/12, sinh vật đáng yêu với bộ lông trắng muốt và màu mắt hồng được tìm thấy tại thung lũng Aburra trong tình trạng sức khỏe yếu. Nó là một con cái chưa trưởng thành.

Beo chồn, hay mèo cây châu Mỹ, chỉ có hai hình thái màu sắc chính là xám và đỏ, bên cạnh một số ít mang màu sắc trung gian. Cá thể xuất hiện tại Aburra là trường hợp bạch tạng đầu tiên của loài này được báo cáo ở Colombia.


Beo chồn bạch tạch mới được tìm thấy.

Các bác sĩ thú y đã làm việc suốt ngày đêm để giúp beo chồn con hồi phục sức khỏe. Sau đó, nó sẽ được chuyển đến một công viên bảo tồn ở Medellin.

"Tại thời điểm này, chúng tôi không thể thả con vật về tự nhiên do tình trạng bạch tạng của nó. Nó có nguy cơ mắc một số rối loạn về sức khỏe và phải đối mặt với nhiều bất lợi ngoài tự nhiên, chẳng hạn như không thể ngụy trang khi săn mồi. Vì vậy, giải pháp tốt nhất cho nó là sống nốt phần đời còn lại trong một khu bảo tồn", bác sĩ thú y Carolis Madrid cho biết.


Một cá thể beo chồn trưởng thành có màu lông bình thường. (Ảnh: Kevin Schafer)

Beo chồn thích sống đơn độc và thường chỉ kết đôi vào mùa sinh sản. Phạm vi sinh sống của chúng trải dài từ miền nam nước Mỹ đến khu vực Nam Mỹ.

Trong tự nhiên, loài mèo hoang này có thể phát triển tới chiều dài 77 cm và nặng 3,5 - 7 kg, lớn gấp đôi mèo nhà. Con mồi ưa thích của chúng là động vật gặm nhấm, bò sát, cá, chim và thú nhỏ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này

“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này

"Trống cơm" là bài dân ca nổi tiếng mà ai cũng từng nghe. Trong bài này có câu "một bầy tang tình con xít, ớ mấy lội, lội, lội sông ớ mấy đi tìm em nhớ thương ai…”. Vậy con xít là con gì?

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News