Ký sinh trùng ăn thịt hoành hành ở châu Mỹ

Các chuyên gia cảnh báo biến đổi khí hậu có thể đẩy loài ký sinh trùng Leishmania từ Nam Mỹ lên phía bắc, lây bệnh cho hàng chục triệu người.

Leishmania sử dụng ruồi cát hút máu làm vật trung gian truyền nhiễm. Khi lây bệnh cho người, được gọi là bệnh Leishmaniasis, chúng có thể gây lở loét da và làm tổn thương nội tạng. Loài ký sinh trùng đơn bào ăn thịt này đã hoành hành ở Nam Mỹ và đang mở rộng lên phía bắc với một số ghi nhận ở bang Texas, Oklahoma và Florida.

Ký sinh trùng ăn thịt hoành hành ở châu Mỹ
Mô phỏng ký sinh trùng Leishmania gây lở loét da. (Ảnh: Health Issues India).

Các nhà nghiên cứu cảnh báo vào năm 2080, gần 27 triệu người ở Bắc Mỹ có thể nhiễm bệnh Leishmaniasis nếu những biện pháp chống biến đổi khí hậu không được thực hiện quyết liệt.

"Biến đổi khí hậu có mối liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh truyền nhiễm từ động vật sang người. Có khả năng sẽ sớm có trường hợp người Mỹ đầu tiên nhiễm bệnh Leishmaniasis", Giáo sư sinh thái học Víctor Sánchez-Cordero tại Đại học Tự trị Quốc gia Mexico nhấn mạnh.

Ký sinh trùng Leishmania có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Âu nhưng đã được tìm thấy ở châu Á, châu Phi, Trung Mỹ và Nam Mỹ. Các trường hợp phát sinh ở Mỹ đến nay đều là người nước ngoài đi du lịch.

Ký sinh trùng ăn thịt hoành hành ở châu Mỹ
Leishmania sử dụng ruồi cát làm vật trung gian truyền nhiễm. (Ảnh: LSTM).

Bệnh Leishmaniasis ở da thường tự lành mà không cần điều trị nhưng có thể mất nhiều năm và để lại sẹo. Thế giới vẫn chưa có vaccine hoặc thuốc phòng ngừa cho người, tuy nhiên, có thể ngăn ngừa ruồi cát truyền bệnh bằng cách sử dụng màn khi ngủ, bình xịt hoặc vòng cổ tẩm thuốc diệt côn trùng.

Rất khó để xác định tỷ lệ mắc Leishmaniasis hiện nay do nhiều người nhiễm bệnh thầm lặng và không bao giờ phát triển các triệu chứng. Dạng bệnh ở da được cho là ảnh hưởng khoảng 700.000 - 1.200.000 người trên toàn cầu mỗi năm và dạng nội tạng ảnh hưởng đến 100.000 - 400.000 người hàng năm.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cây củ cải 29kg giữ kỷ lục nặng nhất thế giới

Cây củ cải 29kg giữ kỷ lục nặng nhất thế giới

Damien Allard đến từ Quebec (Canada) là bậc thầy trồng các loại rau khổng lồ. Củ cải lớn nhất ông trồng được nặng hơn cây giữ kỷ lục thế giới trước đó tới 11,3 kg.

Đăng ngày: 23/06/2021
Top 10 cây cổ thụ nhất Việt Nam có thể bạn không biết

Top 10 cây cổ thụ nhất Việt Nam có thể bạn không biết

Những cây cổ thụ không chỉ là biểu tượng văn hóa, lịch sử của dân tộc mà còn là những địa danh du lịch vô cùng kỳ thú.

Đăng ngày: 22/06/2021
“Hoa xác chết” khổng lồ nở rộ, hàng trăm người xếp hàng chiêm ngưỡng

“Hoa xác chết” khổng lồ nở rộ, hàng trăm người xếp hàng chiêm ngưỡng

Hoa xác chết” có nguy cơ tuyệt chủng nhưng thực sự là một loài hoa khổng lồ và có mùi hôi thối của xác chết.

Đăng ngày: 19/06/2021
Tái phát hiện loài lan tưởng đã tuyệt chủng ở Anh

Tái phát hiện loài lan tưởng đã tuyệt chủng ở Anh

Một loài lan đã biến mất ở Anh hơn một thập kỷ bất ngờ được tìm thấy trên sân thượng của một tòa nhà ngân hàng 11 tầng ở London. ​ ​

Đăng ngày: 18/06/2021
Sốc: Một cây cảnh để bàn chỉ có 9 cái lá vừa được bán giá kỷ lục 453 triệu đồng

Sốc: Một cây cảnh để bàn chỉ có 9 cái lá vừa được bán giá kỷ lục 453 triệu đồng

Người phát ngôn của trang web đấu giá New Zealand cho biết, một cây cảnh để bàn chỉ có 9 cái lá đã bán được giá kỷ lục 14.000 bảng Anh (453 triệu đồng) bởi vì nó là loài cây đột biến cực hiếm.

Đăng ngày: 18/06/2021
Phương pháp xử lý hạt giống bằng Neonicotinoid - lợi bất cập hại?

Phương pháp xử lý hạt giống bằng Neonicotinoid - lợi bất cập hại?

Phương pháp xử lý hạt giống Neonicotinoid, nhằm chống lại vô thiên lủng các loại côn trùng gây hại hiện đang đặt ra nhiều dấu hỏi cả về kinh tế và môi trường.

Đăng ngày: 17/06/2021
Chiêm ngưỡng cây vải quý 1.500 tuổi, giá mỗi quả 245.000 đồng

Chiêm ngưỡng cây vải quý 1.500 tuổi, giá mỗi quả 245.000 đồng

Ông Hoàng, chủ cây vải quý ở Quảng Tây (Trung Quốc) cho biết, quả của nó được bán với giá đắt như vậy vì rất ngọt, giòn và thơm, không hề có vị hơi chát.

Đăng ngày: 17/06/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News