Kỳ thú san hô đẻ trứng một ngày duy nhất trong năm
Hầu hết các loài san hô cứng sẽ giải phóng giao tử (trứng và tinh trùng) vào một đêm duy nhất trong năm. Để ghi lại khoảnh khắc san hô đẻ trứng là một kỳ công với nhà khoa học.
Chuyên gia Đặng Đỗ Hùng Việt, nghiên cứu sinh về sinh vật biển tại Đài Loan (Trung Quốc) chia sẻ với Tiền phong chùm ảnh san hô đẻ trứng mà anh ghi nhận được tại một vùng biển của Đài Loan.
Sự sinh sản đồng bộ hàng năm của san hô là một trong những sự kiện ngoạn mục nhất xảy ra trên các rạn san hô. Trước thời khắc trọng đại, những bọc trứng màu hồng đã được đẩy lên sát bề mặt các polyp để chuẩn bị giải phóng.
San hô là một loài động vật vô cùng đặc biệt, chúng có thể sinh sản vô tính hoặc hữu tính. Với phương pháp sinh sản vô tính giống như ở thực vật (nảy chồi), khi các polyp san hô đạt đến một kích thước nhất định, chúng sẽ tự phân chia và tạo ra một polyp mới giống hệt về mặt di truyền. San hô thực hiện quá trình này trong suốt cuộc đời của mình. Sinh sản vô tính giúp tăng diện tích rạn san hô. Chỉ chờ có tín hiệu kích hoạt là “bùm”, các bọc trứng được phóng ra ngoài trôi nổi trong cột nước.
Cận cảnh bề mặt của một khối san hô não, những quả trứng màu hồng khá lớn đang sẵn sàng được thả ra.
Với phương pháp sinh sản hữu tính, hầu hết các loài san hô cứng khi đạt đến độ thành thục sẽ giải phóng giao tử (trứng và tinh trùng) vào một đêm duy nhất trong năm, điều này có thể giúp tỷ lệ thụ tinh thành công được tăng lên.
Đây là một loài san hô giải phóng tinh trùng riêng.
Quá trình đẻ trứng diễn ra rất nhanh, chỉ một vài phút cho nên để ghi lại khoảnh khắc ấy là một kỳ công. Các nhà khoa học phải lặn dưới đáy biển nhiều đêm để “mật phục”.
Hàng nghìn quả trứng nổi lên mặt nước.
Thời điểm san hô đẻ trứng diễn ra ở mỗi vùng là khác nhau, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chu kỳ mặt trăng, nhiệt độ, độ mặn nước biển, thủy triều, các nhân tố hóa học.
Hầu hết trứng san hô có màu hồng, riêng loài này có màu vàng. Kích thước các loài khá đa dạng.
Có loài trứng màu trắng, kích thước nhỏ.
Có loài kích thước trứng khá lớn.
Cũng có loài thậm chí cực nhỏ.
San hô lơ lửng theo nhịp điệu của dòng nước như bản nhạc của đại dương. Sau đó tất cả sẽ nổi lên mặt nước, tinh trùng sẽ tìm đến trứng và thụ tinh trở thành ấu trùng.
Sau khi thụ tinh sẽ tạo nên các ấu trùng bơi lội tự do trong nước, sau đó chúng tìm nền đáy thích hợp để định cư và phát triển thành san hô con. Sinh sản hữu tính giúp tăng tính đa dạng về bộ gen và tạo thành các rạn san hô mới.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi
Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Những con vật kỳ lạ nhất ở Nam Cực
Nam Cực được biết đến là một trong những nơi lạnh nhất và có khí hậu khắc nghiệt nhất của Trái đất.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.
