Lạ lùng loài chuột cần hít CO2 để khỏi co giật
Chuột dũi trụi lông dựa vào nguồn CO2 dồi dào trong chiếc hang chật chội nhiều ngóc ngách để kiểm soát bộ não và thoát khỏi nguy cơ co giật.
Các nhà nghiên cứu phát hiện chuột dũi trụi lông (Heterocephalus glaber) có một điểm yếu là phụ thuộc vào lượng carbon dioxide (CO2) trong môi trường, nếu không chúng sẽ lên cơn co giật. Nghiên cứu trước đây hé lộ khả năng sinh tồn không cần oxy và sống sót trong môi trường giàu CO2 của loài chuột này. Nhưng nghiên cứu mới khám phá sâu hơn khi chứng minh CO2 đóng vai trò thiết yếu đối với sức khỏe và thể trạng của chuột dũi trụi lông. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 30/4 trên tạp chí Current Biology.
Chuột dũi trụi lông cần CO2 để tồn tại. (Ảnh: Live Science).
Nhà khoa học thần kinh Dan McCloskey ở Đại học Thành phố New York (CUNY) và đồng nghiệp cho biết một đột biến gene ở chuột dũi trụi lông có thể lý giải sự phụ thuộc của chúng vào CO2. Phát hiện có thể giúp ích cho việc điều trị bệnh nhân bị co giật và các hội chứng thần kinh tương tự. "Trong khi chuột dũi trụi lông sinh sôi trong hệ thống tổ chật chội, thành phần không khí ngay trên bề mặt hang của chúng ở vùng Đông Phi khiến chúng dễ bị co giật. Điều đó xảy ra khi chuột dũi trụi lông không hít đủ CO2", McCloskey giải thích.
Chuột dũi trụi lông có xu hướng gắn bó với tổ và ở gần nhau trong hang. Nguồn CO2 dồi dào trong hang giúp não của chúng trở nên bình tĩnh hơn. Khi những con chuột tiếp xúc với không khí giàu oxy ngoài trời, não của chúng hoạt động gấp gáp, dẫn tới nguy cơ co giật. Chính vì điều này, chuột dũi trụi lông hiếm khi lang thang ở xa chiếc hang đông đúc.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy sự phụ thuộc vào CO2 ở chuột dũi trụi lông bắt nguồn từ một biến thể gene phổ biến gọi là R952H, ảnh hưởng tới protein KCC2 chịu trách nhiệm điều phối lượng chloride ở neuron bộ não. Khi With KCC2 không còn hoạt động bình thường, chloride không thể thực hiện nhiệm vụ giữ cho neuron hoạt động từ tốn và lặng lẽ khi cần thiết, khiến bộ não của chuột dễ bị quá tải và hình thành cơn co giật. Nhà khoa học thần kinh Martin Puskarjov ở Đại học Helsinki, Phần Lan, cho biết ngoài một số ít người, hiện nay chuột dũi trụi lông là động vật có vú duy nhất khác mang biến thể gene này.
"Não của chuột dũi trụi lông thiếu vài chất ức chế mà động vật có vú cần tới", nhà khoa học thần kinh Michael Zions ở CUNY, nói. "Thay vào đó, chúng cần sử dụng CO2 để hoạt động bình thường. Chúng sẽ gặp rắc rối với không khí trong lành".

10 loài thủy quái của sông Amazon
Cá Pacu là loài sinh vật có hàm răng giống người. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt.

13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến
Bạn có biết rằng mai rùa cũng được làm từ xương?

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.

13 loài thủy quái nước ngọt nguy hiểm nhất trên thế giới
Những loài thủy quái nước ngọt sở hữu kích thước nhỏ hơn rất nhiều so với các loài thủy quái sống dưới đại dương nhưng mức độ đáng sợ của chúng thì không hề thua kém chút nào.
