La Nina có thể là nguyên nhân gây ra đại dịch cúm
Các nhà khoa học Mỹ ngày 16/1 cho biết hiện tượng thời tiết La Nina tại khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương có thể là nguyên nhân chủ yếu gây ra các đại dịch cúm nguy hiểm trên thế giới.
>>> Hiện tượng thời tiết La Nina đã lên tới đỉnh điểm
Giáo sư Jeffrey Shaman đến từ trường Y tế công cộng Mailman thuộc Đại học Columbia và giáo sư Marc Lipsitch ở trường Y tế công cộng Havard, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu mối liên hệ giữa các mô hình thời tiết và các đại dịch cúm xảy ra trong các năm 1918, 1957, 1968 và 2009, bằng cách xem xét những báo cáo về nhiệt độ nước biển tại khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương vào mùa Thu và mùa Đông trước khi bốn đại dịch cúm trên xuất hiện.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng cả bốn đại dịch xảy ra sau khi nhiệt độ bề mặt nước biển xuống dưới mức trung bình và trùng với thời kỳ La Nina xuất hiện.
Ngoài ra, dựa trên những nghiên cứu trước đó, các nhà khoa học cho rằng hiện tượng thời tiết La Nina đã làm thay đổi thói quen di cư, thời gian nghỉ, sự thích nghi và pha trộn giữa các loài khác nhau của những loài chim di cư.
Những điều kiện thời tiết trên tạo thuận lợi thúc đẩy quá trình trao đổi gene hay sự tái tổ hợp gene, từ đó tạo ra nhiều biến thể của các chủng virus cúm hơn.
Theo giáo sư Samen, các đại dịch thường bắt nguồn từ những biến đổi lớn trong bộ gene của virus cúm. Hiện tượng thời tiết La Nina đã góp phần dẫn đến những thay đổi đó bằng cách tạo nên sự pha trộn chủng loại của các loài chim di cư, vốn được xem là nguồn chính chứa các mầm virus cúm nguy hiểm.
Những thay đổi trong thói quen di cư của các loài chim cũng làm thay đổi cách thức tiếp xúc giữa các loài này với nhau cũng như giữa chim và các vật nuôi như lợn. Việc hoán đổi gene giữa virus cúm gia cầm và virus cúm ở lợn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đại dịch cúm A/H1N1 hồi năm 2009.
Nghiên cứu trên được đăng trong Báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ.

Tại sao bầu trời có màu xanh?
Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Những tờ báo in biến thành thảm hoa ở Nhật
Từ lâu Nhật Bản đã luôn nổi tiếng với các phát minh độc đáo và đột phá nhằm bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, từ một tờ báo mà có thể mọc lên 1 cây xanh thì chắc hẳn rất ít người nghĩ tới.

Hòn đảo "kỳ diệu" giúp bạn tăng chiều cao
Đảo Martinique nằm trong quần đảo núi lửa Lesser Antilles, ở phía Đông vùng biển Caribbean. Với diện tích 1.128km2, dân số trên đảo khoảng gần 400.000 người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Tại sao mây có nhiều màu sắc?
Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.
