Lại một tháng nữa trở thành tháng nóng nhất toàn cầu, lập kỷ lục chưa từng có
Thế giới đã trải qua tháng Ba nóng nhất trong lịch sử, tạo thành một chuỗi 10 tháng trong đó mỗi tháng đều lập kỷ lục mới về nhiệt độ - dịch vụ theo dõi biến đổi khí hậu của Liên minh châu Âu (C3S) vừa chính thức thông báo, được đăng trên trang Reuters.
Cụ thể, chưa tính tháng 4 này thì mỗi tháng trong 10 tháng qua đều là tháng nóng nhất trong lịch sử thế giới (so sánh với những tháng tương ứng của các năm trước).
Nhiệt độ ở phần lớn các nước châu Âu vào cuối tháng 3 đều cao hơn trung bình hằng năm, nhiều nước có những mức nhiệt độ cao kỷ lục. (Ảnh: Weatherbell).
Còn nữa, chuỗi 12 tháng, từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024, cũng là quãng thời gian 12 tháng nóng nhất trong lịch sử hành tinh. Trong khoảng thời gian đó, nhiệt độ trung bình toàn cầu cao hơn 1,58oC so với thời kỳ tiền công nghiệp.
“Xu hướng kéo dài với những kỷ lục này khiến chúng tôi rất lo lắng” - Phó giám đốc C3S là Samantha Burgess nói - “Những kỷ lục này, từ tháng này sang tháng khác, thực sự cho chúng ta thấy khí hậu đang biến đổi, và biến đổi rất nhanh”.
C3S cho rằng nguyên nhân chủ yếu tạo ra những đợt nóng khác thường chính là các loại khí nhà kính do con người gây ra. Ngoài ra còn một yếu tố nữa là hiện tượng El Nino. Nhưng dù El Nino đã suy yếu vào tháng 3, nhiệt độ bề mặt nước biển toàn cầu lại cao kỷ lục so với bất kỳ thời điểm nào trong lịch sử.
Theo C3S, nếu con người không giảm các loại khí thải thì Trái đất sẽ tiếp tục nóng lên nhanh, kết quả là sẽ có hạn hán, cháy rừng, nắng nóng và mưa bão đều ở mức nghiêm trọng hơn.

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?
Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên
Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).
