Khoa học lý giải ra sao về rét nàng Bân?

Miền Bắc đón rét nàng Bân. Đây là đợt lạnh bất thường, xảy ra sau khi đã có nhiều ngày nắng nóng vào tháng 3 âm lịch.

"Tháng Giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân". Đây là câu tục ngữ không còn quá xa lạ với mỗi người Việt khi nói về hiện tượng thời tiết tại các tỉnh Bắc Bộ trong giai đoạn đầu năm.


Đợt rét nàng Bân ở khu vực Bắc Bộ khiến nhiều người phải trùm áo khoác, khăn len khi ra đường (Ảnh: Hữu Nghị).

Trong đó, rét nàng Bân là hiện tượng đáng chú ý hơn cả, cũng vì kiểu thời tiết bất thường đặc trưng sau khi khu vực đã trải qua nhiều ngày nắng nóng.

Theo lý giải của các chuyên gia về khí hậu, đây thực chất là đợt rét muộn, chịu ảnh hưởng của không khí lạnh từ phía Bắc tràn về vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4 dương lịch, khi thời tiết đã ấm lên khá nhiều.

Dựa theo biểu đồ mây từ các đài quan trắc và công cụ đo lường, có thể thấy trong thời gian này, không khí lạnh vẫn còn hoạt động, gây ra đợt rét nhẹ, không kéo dài quá 2-3 ngày.

Tuy nhiên do mức nhiệt chung của toàn khu vực thường đã ấm, thậm chí trải qua nhiều ngày nắng nóng so với giai đoạn tháng 12, nên người ta thường cảm thấy rét nàng Bân rất lạnh.

Kiểu thời tiết đặc trưng của rét nàng Bân thường kèm theo mưa nhỏ, mưa phùn do khối không khí lạnh cuối mùa không phải chỉ từ Bắc xuống Nam mà hơi lệch về phía Đông qua vịnh Bắc Bộ, đưa hơi nước từ biển vào.

Thời gian này, nhiệt độ có thể giảm 5 - 8 độ C, khiến nhiệt độ trung bình giảm xuống dưới 20 độ C. Ngoài ra, ở một số nơi có thể có mưa rào và dông mạnh, trong cơn dông xảy ra tố lốc, mưa đá và gió giật mạnh.

Do sự biến đổi của khí hậu tại Việt Nam nói riêng, và trên thế giới nói chung, rét nàng Bân không phải năm nào cũng xuất hiện, nhưng có năm xảy ra tới vài đợt, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày.


Rét nàng Bân mang theo kiểu thời tiết rét nhẹ, kèm mưa nhỏ. (Ảnh: Hữu Nghị).

Tại Việt Nam, rét nàng Bân có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất nông nghiệp vì thời điểm xuất hiện rét, cây trồng, nhất là cây lúa đang làm đòng, nền nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cây lúa, ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Ngoài ra, khi rét đột ngột sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người già và trẻ nhỏ do cơ thể không kịp thích ứng. Vì thế, dân gian có câu: "Rét tháng Ba, bà già chết cóng".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hang động pha lê độc đáo nhất thế giới

Hang động pha lê độc đáo nhất thế giới

Được biết đến là một trong những hang động bí ẩn nhất thế giới, hang động pha lê (Caves crystal) luôn là sức hút lớn với các nhà khoa học thám hiểm.

Đăng ngày: 23/02/2025
Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực

Một chiếc thuyền máy cũ vô chủ nhô lên khỏi lớp bùn đất nứt nẻ như một tấm bia mộ khổng lồ. Văn bia của nó có thể viết: Đây là vùng nước của Hồ Mead.

Đăng ngày: 23/02/2025
Môi trường và khí hậu Trái đất thời kỳ khủng long khác biệt như thế nào so với hiện nay?

Môi trường và khí hậu Trái đất thời kỳ khủng long khác biệt như thế nào so với hiện nay?

Khí hậu trên Trái đất thường có tính thay đổi và lặp lại theo chu kỳ và do đó thế giới trong tương lai có thể sẽ có khi hậu giống như trong thời đại khủng long.

Đăng ngày: 20/02/2025
Bí ẩn thác nước chảy vào

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"

Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đăng ngày: 16/02/2025
Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Đăng ngày: 13/02/2025
Khí hậu Địa Trung Hải

Khí hậu Địa Trung Hải

Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Đăng ngày: 12/02/2025
Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?

Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Đăng ngày: 11/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News