Làm đập ngăn dòng nhiều quá, con người sẽ thiếu điện, thiếu nước

Nghiên cứu cho thấy 50.000 đập lớn trên toàn thế giới có thể mất hơn 1/4 trữ lượng của chúng vào năm 2050, do sự tích tụ trầm tích, đe dọa an ninh năng lượng và nguồn nước toàn cầu được Liên Hiệp Quốc công bố ngày 12/1.

Nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc chỉ ra rằng, công suất của các đập dự kiến sẽ giảm từ 6.000 tỉ m3 xuống còn 4.655 tỉ m3 vào năm 2050. Nghiên cứu kêu gọi thế giới cần phải có hành động để giải quyết vấn đề, cũng như bảo vệ cơ sở hạ tầng lưu trữ quan trọng.

Làm đập ngăn dòng nhiều quá, con người sẽ thiếu điện, thiếu nước
Nông dân làm ruộng ở tỉnh Sóc Trăng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam, vào tháng 5-2022. Sóc Trăng nằm trong khu vực bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm trầm tích của sông Mekong, do việc xây dựng đập thủy điện ở thượng nguồn gây ra - (Ảnh: REUTERS).

Phù sa tích tụ trong các hồ chứa do sự gián đoạn của dòng nước tự nhiên. Lượng phù sa này có thể gây hư hại cho các tua bin thủy điện và ảnh hưởng quá trình phát điện.

Việc các con đập cản trở dòng trầm tích dọc theo bờ sông cũng có thể khiến các vùng thượng nguồn dễ bị lũ lụt hơn và làm xói mòn môi trường sống ở hạ lưu.

Theo Hãng tin Reuters, nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc đã xem xét dữ liệu từ hơn 47.000 con đập ở 150 quốc gia và ghi nhận 16% công suất ban đầu đã bị mất.

Ngoài ra, Liên Hiệp Quốc cho biết Mỹ đang phải đối mặt với mức thiệt hại 34% vào năm 2050, trong khi Brazil ước tính mất 23%, Ấn Độ mất 26% và Trung Quốc mất 20%.

Nhiều chuyên gia từ lâu đã cảnh báo về những con đập có thể gây ra tổn thất cho xã hội và môi trường nhiều hơn lợi ích mà chúng mang lại.

Ông Vladimir Smakhtin, một trong những tác giả của nghiên cứu, cho biết hiện việc xây dựng đập trên toàn thế giới đã giảm đáng kể. Theo vị giám đốc Viện Nước, Môi trường và Sức khỏe của Đại học Liên Hiệp Quốc này, hiện nay khoảng 50 con đập được xây dựng mỗi năm, giảm mạnh so với 1.000 đập/năm vào giữa thế kỷ trước.

"Nay chúng ta nên đặt câu hỏi về việc đâu là những lựa chọn thay thế cho các con đập, bao gồm cả trong việc tạo ra năng lượng, khi chúng đang bị loại bỏ dần", ông Smakhtin nói.

Trung Quốc đang tiếp tục xây dựng đập trên các con sông lớn. Thủy điện là một phần quan trọng trong kế hoạch cắt giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch và kiểm soát khí thải nhà kính của quốc gia này. Song các dự án như đập Tam Hiệp - công trình thủy điện lớn nhất thế giới - đã gây ra không ít vấn đề về mặt xã hội và môi trường.

Theo nghiên cứu do Reuters công bố năm ngoái, các con đập do Trung Quốc xây dựng trên sông Mekong cũng làm gián đoạn dòng phù sa chảy vào các quốc gia hạ nguồn, làm thay đổi cảnh quan và gây nguy hiểm cho sinh kế của hàng triệu nông dân.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Túi nilon tự hủy là gì?

Túi nilon tự hủy là gì?

Khái niệm túi nilon tự hủy và túi nilon phân hủy sinh học đang bị nhầm lẫn, rất ít người tiêu dùng nhận biết được điều này.

Đăng ngày: 12/01/2023
Thêm một hệ thống hang động độc đáo nữa được phát hiện ở Quảng Bình

Thêm một hệ thống hang động độc đáo nữa được phát hiện ở Quảng Bình

Sau nhiều lần khảo sát và khám phá, các chuyên gia hang động đã tìm ra một hệ thống hang động mới tạo ra một sản phẩm du lịch mạo hiểm mới nữa cho Quảng Bình.

Đăng ngày: 11/01/2023
Thành phố Nhật dự định sản xuất điện từ tuyết

Thành phố Nhật dự định sản xuất điện từ tuyết

Ở thành phố Aomori phía đông bắc Nhật Bản, nhà chức trách đang lên kế hoạch sản xuất điện từ tuyết dư thừa nhằm đảm bảo nguồn năng lượng tái tạo, giúp giảm thiểu mất điện.

Đăng ngày: 11/01/2023
Pin cát: Phương pháp đột phá để lưu trữ năng lượng tái tạo

Pin cát: Phương pháp đột phá để lưu trữ năng lượng tái tạo

Polar Night Energy (PNE), một công ty Phần Lan được xem là một đơn vị tiên phong với các giải pháp lưu trữ năng lượng lớn không cần phải sử dụng lithium.

Đăng ngày: 10/01/2023
Tìm hiểu về cách phân chia các mùa trên Trái đất

Tìm hiểu về cách phân chia các mùa trên Trái đất

Nhiều người cho rằng mùa hè nóng bức là do Trái đất " đến gần" Mặt trời, mùa đông lạnh giá là do Trái đất "đi xa" Mặt trời. Tuy nhiên đó là cách giải thích thiếu khoa học.

Đăng ngày: 10/01/2023
Miền Bắc rét đậm dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Miền Bắc rét đậm dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Không khí lạnh sẽ ảnh hưởng miền Bắc từ ngày 15/1 đến 29/1 (từ 24 tháng chạp đến mùng 8 tháng giêng) gây rét đậm, trung bình ngày từ 15 độ C trở xuống.

Đăng ngày: 10/01/2023
Tin vui hiếm thấy về lỗ thủng tầng ozone

Tin vui hiếm thấy về lỗ thủng tầng ozone

Lỗ thủng tầng ozone của Trái đất, từng là hiểm họa môi trường đáng sợ nhất mà nhân loại phải đối mặt, sẽ được “vá” hoàn toàn trên hầu hết thế giới trong vòng hai thập kỷ.

Đăng ngày: 10/01/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News