Trung Quốc tìm cách đánh thức robot "ngủ đông" trên sao Hỏa
Các nhà khoa học vẫn đang chờ tín hiệu từ robot sao Hỏa của Trung Quốc sau khi thức giấc sau khi ngủ đông vào tháng trước nếu mọi việc đúng như kế hoạch.
Robot Chúc Dung hoạt động bằng năng lượng Mặt trời chuyển sang chế độ ngủ hồi tháng 5/2022 để chờ qua mùa đông lạnh lẽo và bão bụi dữ dội trên sao Hỏa. Hiện nay, robot đáng lẽ phải khôi phục hoạt động, nhưng chưa gửi tín hiệu liên lạc về Trái đất, South China Morning Post hôm 6/1 đưa tin.
Robot Chúc Dung có bộ pin quang năng hình cánh bướm. (Ảnh: EFE).
Nhóm nghiên cứu trong dự án đang tập trung tìm hiểu chuyện gì xảy ra. Nhiều khả năng bão bụi làm suy yếu đáng kể việc sử dụng pin quang năng để sản xuất điện của Chúc Dung, theo một nguồn tin ở Tây Xương, Tứ Xuyên. Nguồn tin này cho biết nhà chức trách Trung Quốc lên kế hoạch dùng tàu thăm dò Thiên Vấn 1, hiện nay đang quay quanh sao Hỏa theo quỹ đạo hình elip, để chụp ảnh robot. Chúc Dung đang ở phía nam khu vực hạ cánh, tại một đồng bằng lớn mang tên Utopia Planitia.
Tuy nhiên, nguồn tin ở Bắc Kinh cho biết đội điều khiển trên mặt đất gặp khó khăn trong việc tải dữ liệu mới nhất từ tàu thăm dò trang bị hai camera. Theo dự đoán của các nhà khoa học, Chúc Dung sẽ khôi phục hoạt động vào khoảng ngày 26/12/2022 khi bắc bán cầu của sao Hỏa bước vào mùa xuân và điều kiện môi trường cải thiện.
Theo Jia Yang, phó giám đốc thiết kế hệ thống tàu Thiên Vấn 1, robot được chế tạo để tự động thức dậy khi đáp ứng hai điều kiện là lượng điện đạt 140 watt và nhiệt độ của hai bộ phận chủ chốt bao gồm bộ pin trên mức -5 độ C. Các nhà khoa học hy vọng sau khi thức dậy, Chúc Dung sẽ tiếp tục hướng về phía nam và ghé thăm một địa điểm được cho là vị trí của đại dương cổ đại.
Hồi tháng 5/2021, Chúc Dung và trạm đổ bộ Thiên Vấn 1 hạ cánh thành công trên sao Hỏa trong nhiệm vụ độc lập đầu tiên của Trung Quốc tới hành tinh đỏ. Chúc Dung được thiết kế với tuổi thọ 3 tháng, nhưng vẫn duy trì hoạt động trong một năm và di chuyển gần 2km để khảo sát địa hình. Sử dụng radar xuyên đất, các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng về hai trận lụt lớn xảy ra cách đây hàng triệu năm.
Chúc Dung phụ thuộc hoàn toàn vào năng lượng Mặt trời. Bốn tấm pin quang năng hình cánh bướm của nó có thiết kế không bám bụi. Nhưng robot vẫn bị bụi mắc vào trong những cơn bão cát mạnh nhất. "Từ một bức ảnh chụp vài ngày sau khu Chúc Dung hạ cánh năm 2021, chúng tôi có thể thấy tấm pin quang năng của robot khi đó rất sạch. Tuy nhiên, ảnh chụp vào tháng 1 năm nay hé lộ các tấm pin phủ một lớp bụi. Không khó để tưởng tượng sau mùa bão cát khắc nghiệt, Chúc Dung giờ đây có thể bám đầy bụi đất sao Hỏa", nguồn tin giấu tên ở Tây Xương, cho biết.
Tình hình càng tồi tệ hơn khi bức xạ Mặt trời vào mùa đông cũng giảm xuống mức thấp, ngăn cản khả năng cung cấp điện của robot. Chúc Dung đã hoàn thành mọi nhiệm vụ cần thực hiện. Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc tuyên bố nhiệm vụ sao Hỏa Thiên Vấn 1 thành công vào tháng 6/2021. Ngoài Chúc Dung, hai robot của NASA là Curiosity và Perseverance cũng đang hoạt động trên sao Hỏa.

NASA tìm 4 người sống thử trong môi trường như sao Hỏa, có trả lương
Sống thử như trên sao Hỏa để sau này có theo Elon Musk định cư trên ấy cũng đỡ bỡ ngỡ.

Thực hư vật thể kỳ lạ giống mớ dây chằng chịt trên sao Hỏa
Thứ kỳ lạ được tàu thám hiểm Perseverance bắt gặp trên sao Hỏa liệu có làm dấy lên giả thuyết hành tinh này từng ngập trong nước?

Thêm khẳng định về thế giới sự sống ngoài hành tinh NASA chụp được
Các nhà khoa học đã chứng minh rõ ràng hơn về khả năng cực Nam của hành tinh bên cạnh Trái đất ẩn chứa một khoang nước ngầm rộng lớn - nơi NASA hy vọng có sự sống.

Cậu bé nhớ được kiếp trước của mình là người sao Hỏa
Những trường hợp trẻ em có thể nhớ được quá khứ của mình không còn hiếm. Và việc tranh luận về thuyết luân hồi đã không còn là chủ đề hấp dẫn ngay cả trong cộng đồng khoa học.

Tàu vũ trụ châu Âu tìm ra "dòng sông của sinh vật ngoài hành tinh"
Một đồng bằng sông rộng lớn, từng không khác gì những đồng bằng sông đang hiện hữu trên Trái Đất và có thể ngập đầy hóa thạch của sinh vật ngoài hành tinh, đã được tàu Mars Express xác định.

Thế giới chỉ 6 quốc gia dấn thân làm việc này: Trung Quốc nhăm nhe "soán ngôi vương"!
Tờ SCMP dẫn lời một quan chức không gian cấp cao Trung Quốc đã xác nhận Trung Quốc có kế hoạch đưa mẫu vật từ bề mặt sao Hỏa vào năm 2031.
