Làm nông nghiệp khiến tổ tiên của con người lùn hơn?

Tổ tiên của chúng ta đã trở nên lùn hơn khi chuyển từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt cách đây 12.000 năm. Kết luận này được các nhà nghiên cứu công bố cách đây ít ngày trên kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ.

Nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế, dẫn đầu bởi Stephanie Marciniak, phó giáo sư tại khoa nhân chủng học của Đại học Penn State (Pennsylvania, Mỹ), phân tích DNA và thực hiện các phép đo từ bộ xương của 167 người cổ đại, được tìm thấy trên khắp châu Âu, bao gồm Anh, Đức, Hungary, Romania, Tây Ban Nha, Ba Lan, Lithuania, Latvia, Croatia, Ý, Pháp, Ireland, Scotland, Bulgaria và Hà Lan.

Làm nông nghiệp khiến tổ tiên của con người lùn hơn?
Những người nông dân đầu tiên của châu Âu khi đó có thể đã trải qua tình trạng "dinh dưỡng kém và gánh nặng bệnh tật gia tăng", cộng thêm "tác nhân gây căng thẳng" khác cho xương như "chứng tăng tiết lorotic" khiến sự phát triển chiều cao của họ bị kìm hãm - (Ảnh: SJS).

Những bộ xương đã có từ trước, sau và trong khoảng thời gian khi nông nghiệp xuất hiện ở châu Âu cách đây 12.000 năm.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, việc chuyển đổi từ lối sống săn bắt hái lượm sang trồng trọt đã khiến chiều cao của con người cổ đại giảm đi trung bình 3cm. Cụ thể, là chiều cao trung bình con người cổ đại ở thời kỳ đồ đá mới đã thấp hơn rõ rệt so với con người ở thời kỳ trước đó.

Chiều cao thấp hơn là một chỉ số cho thấy sức khỏe kém hơn, đồng nghĩa với việc người cổ đại không nhận đủ dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển thích hợp của cơ thể.

Theo phó giáo sư Marciniak, các nghiên cứu khoa học và khảo cổ gần đây đã cố gắng tìm ra ảnh hưởng của DNA đối với chiều cao.

Trong nghiên cứu mới này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phép đo xương của các cá nhân cổ đại, kết hợp các nghiên cứu di truyền và lối sống để tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi tồn tại xung quanh việc chuyển từ săn bắt, hái lượm sang canh tác ít vận động có tác động gì đến chiều cao và khả năng vận động.

Sự chuyển đổi từ lối sống săn bắt, hái lượm sang lối sống nông nghiệp định cư không xảy ra đồng thời trên khắp châu Âu, mà ở những nơi khác nhau vào những thời điểm khác nhau.

Tuy nhiên, kết quả này "lung lay" và trở nên thiếu thuyết phục khi đề cập đến yếu tố di truyền. Trên thực tế, một số người có thể cao hơn người khác không phải do môi trường sống, mà vì họ thừa hưởng chiều cao từ tổ tiên của mình. Theo nhiều nghiên cứu khoa học, 80% chiều cao được quyết định do cấu tạo gene và chỉ 20% là do môi trường.

Nói về vấn đề này, ông Marciniak cho rằng lý do khiến những người nông dân thời kỳ đầu thấp bé hơn bao gồm thiếu dinh dưỡng (do chế độ ăn ít đa dạng hơn so với những người săn bắt, hái lượm) và gia tăng lượng mầm bệnh do mật độ dân số lớn hơn, lối sống ít vận động và gần gũi với gia súc.

Đồng thời, các cuộc di chuyển khu vực sống từ Đông sang Tây đã khiến các nhóm người cổ đại mang bộ gene khác nhau sống cùng nhau.

"Kết luận của chúng tôi chỉ thể hiện một phần bức tranh. Cần có các nghiên cứu sâu và quy mô hơn để xem đâu là nguyên nhân dẫn đến việc giảm chiều cao đạt được so với chiều cao di truyền dự đoán trong quá trình chuyển sang làm nông nghiệp", ông Marciniak nói.

Mặc dù thế, nhóm của ông Marciniak cho biết họ tin rằng cách tiếp cận của họ có thể thích ứng với các nghiên cứu về sức khỏe con người trong quá khứ và có thể được áp dụng trong các bối cảnh khác.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự tuyệt chủng của người Neanderthal không phải do tổ tiên chúng ta gây ra trong một sớm một chiều!

Sự tuyệt chủng của người Neanderthal không phải do tổ tiên chúng ta gây ra trong một sớm một chiều!

Những hóa thạch mới đang thách thức ý tưởng cho rằng con người hiện đại đã xóa sổ người Neanderthal ngay sau khi rời khỏi Châu Phi.

Đăng ngày: 13/04/2022
Phát hiện liên hệ gây sốc giữa con người và quái vật biết mọc lại đầu

Phát hiện liên hệ gây sốc giữa con người và quái vật biết mọc lại đầu

Một sinh vật bé nhỏ nhưng sở hữu những khả năng " đáng mơ ước" như nhanh chóng mọc lại những xúc tu nếu bị đứt, thậm chí bị... đứt đầu vẫn không chết mà từ từ mọc lại.

Đăng ngày: 13/04/2022
Hóa thạch khủng long bị đồng loại đâm thủng sọ

Hóa thạch khủng long bị đồng loại đâm thủng sọ

Cuộc chiến dữ dội với đối thủ khiến Big John, mẫu vật khủng long 3 sừng lớn nhất từng được tìm thấy, có một vết thủng hình lỗ khóa ở phần diềm.

Đăng ngày: 13/04/2022
Phát hiện động vật ăn thịt đồng loại lâu đời nhất thế giới

Phát hiện động vật ăn thịt đồng loại lâu đời nhất thế giới

Một nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng, bọ ba thùy, động vật chân đốt sống ở biển là loài ăn thịt đồng loại đầu tiên trên thế giới.

Đăng ngày: 12/04/2022
12.000 năm trước, con người 2 lần

12.000 năm trước, con người 2 lần "thay hình đổi dạng"?

Hai nghiên cứu mới cho thấy tác động từ sự phát triển xã hội có thể khiến con người thay đổi triệt để từ hình dáng bên ngoài cho đến các chức năng bên trong cơ thể.

Đăng ngày: 12/04/2022
Hóa thạch khủng long chết đúng ngày thiên thạch lao vào Trái đất

Hóa thạch khủng long chết đúng ngày thiên thạch lao vào Trái đất

Hóa thạch phần chân còn nguyên da của khủng long Thescelosaurus ở Bắc Dakota chết cách đây 66 triệu năm, khi thiên thạch rộng 12km lao vào Trái Đất.

Đăng ngày: 11/04/2022
Tìm thấy hóa thạch hoàn chỉnh 150 triệu năm của thằn lằn cá

Tìm thấy hóa thạch hoàn chỉnh 150 triệu năm của thằn lằn cá

Phân tích mẫu vật hoàn chỉnh hiếm của thằn lằn cá cho thấy chúng cũng có lớp mỡ dày dưới da giống như cá voi hiện đại.

Đăng ngày: 09/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News