Mật ong có tiềm năng sản xuất ra chip máy tính giống não
Tạp chí Journal of Physics D của Anh đã công bố một nghiên cứu sử dụng mật ong để tạo ra memristor - một thành phần tương tự như bóng bán dẫn, không chỉ có thể xử lý mà còn lưu trữ dữ liệu trong chip máy tính.
Phó giáo sư Feng Zhao ở Trường Kỹ thuật và khoa học máy tính thuộc Đại học bang Washington (WSU), đồng thời là tác giả của nghiên cứu cho biết: "Đây là một thiết bị rất nhỏ với cấu trúc đơn giản, nhưng nó có các chức năng rất giống với tế bào thần kinh của con người".
Mật ong có thể là một giải pháp tuyệt vời để phát triển các thành phần thân thiện với môi trường cho các con chip máy tính, được thiết kế để bắt chước các tế bào thần kinh được tìm thấy trong não người - (Ảnh: TECHXPLORE)
Ông Zhao và anh Brandon Sueoka - tác giả đầu tiên của nghiên cứu này và là sinh viên tốt nghiệp từ WSU, đã tạo ra các memristor bằng cách xử lý mật ong thành dạng rắn và kẹp nó giữa hai điện cực kim loại, tạo ra cấu trúc tương tự như tế bào thần kinh của con người.
Các kỹ sư của WSU đã tạo ra chip ghi nhớ bằng mật ong ở quy mô vi mô, vì vậy chúng có kích thước bằng sợi tóc người.
Nhóm nghiên cứu do ông Zhao dẫn đầu có kế hoạch phát triển chúng trên kích thước nano, bằng khoảng 1/1.000 sợi tóc. Đồng thời, kết hợp hàng triệu hoặc thậm chí hàng tỉ sợi nano mật ong với nhau để tạo thành một hệ thống tính toán thần kinh đa hình hoàn chỉnh.
Bộ não con người có hơn 100 tỉ tế bào thần kinh với hơn 1.000 tỉ khớp thần kinh kết nối. Mỗi tế bào thần kinh đều có thể xử lý và lưu trữ dữ liệu, điều này làm cho não bộ hoạt động hiệu quả hơn nhiều so với một máy tính truyền thống.
Một số công ty, bao gồm cả Intel và IBM, đã phát hành chip thần kinh đa hình tương đương hơn 100 triệu "tế bào thần kinh" trên mỗi chip, nhưng con số này vẫn chưa gần với con số thực trong não bộ.
"Mật ong không dễ bị hư. Nó có nồng độ ẩm rất thấp, vì vậy vi khuẩn không thể tồn tại trong đó. Điều này có nghĩa là những con chip máy tính này sẽ rất ổn định và đáng tin cậy trong một thời gian rất dài", ông Zhao nói.
Các chip ghi nhớ bằng mật ong được phát triển tại WSU chịu được mức nhiệt thấp hơn, do các hệ thống thần kinh tạo ra không bị nóng như các máy tính truyền thống.
Ông Zhao nói: "Khi chúng tôi muốn vứt bỏ các thiết bị sử dụng chip máy tính làm từ mật ong, chúng tôi có thể dễ dàng hòa tan chúng trong nước. Vì những tính chất đặc biệt này, mật ong rất hữu ích để tạo ra các hệ thống thần kinh sinh học có thể tái tạo và tự phân hủy".

Nam Cực và Bắc Cực khác nhau như thế nào?
Trên Trái Đất của chúng ta có 2 vùng cực: Bắc Cực (Arctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Arktikos) nằm ở phía Bắc và Nam Cực (Antarctic - có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp Antarktikos) nằm ở phía Nam

Top 7 công trình đã làm thay đổi thế giới của Albert Einstein
Albert Einstein (1879-1955) là một trong những nhà khoa học nổi tiếng nhất mọi thời đại, tới mức tên của ông gần như đồng nghĩa với cụm từ "thiên tài".

Sự thật "nhất định phải biết" về cá độ bóng đá
Cùng tìm lời giải cho việc, càng am hiểu đá bóng - tỉ lệ thua cá độ càng cao hay nhà cái luôn nắm phần thắng trong mọi ván cá cược...

Giải mã "bóng người" bí ẩn trên vỉa hè, có phải hiện tượng siêu nhiên?
Thảm họa hạt nhân Hiroshima và Nagasaki để lại nhiều câu hỏi bí ẩn, điển hình như những "bóng người" bí ẩn xuất hiện trên các vỉa hè, bậc thang công cộng ngoài đường phố.

Plutonium: Người anh em song sinh của Uranium
Trong lịch sử phát triển bom nguyên tử, có thể xem bom Uranium và bom Plutonium là cặp anh em song sinh. Cùng với U235, các hạt nhân Pu239 cũng được sử dụng để chế tạo bom nguyên tử, quả bom thứ hai ném xuống Nagasaki (Nhật) vào ngày 9/8/1945.

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.
