Làm thế nào để thoát khỏi chiếc tàu ngầm đang gặp nạn?

Làm thế nào để giải thoát cho thủy thủ đoàn tàu ngầm trong tình huống khẩn cấp?

Tai nạn tàu ngầm rất hiếm khi xảy ra, nhưng một khi sự cố xảy ra thường dẫn đến các tình huống đe dọa trực tiếp đến tính mạng của toàn bộ thủy thủ đoàn. Do đó, giải pháp cho vấn đề sinh tồn trong một con tàu ngầm hiện đại luôn có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh chung của việc hoàn thiện đội tàu ngầm.

Hầu hết các tàu ngầm hiện đại được thiết kế để nếu các thùng dằn chính chứa đầy nước, chúng vẫn giữ được độ nổi. Nếu tàu ngầm không thể tiếp tục di chuyển, nó vẫn có thể nổi lên được.

Nhưng nếu một lượng nước lớn lọt vào bên trong tàu ngầm, thì sớm hay muộn việc cứu nó khỏi chìm xuống đáy, tránh khỏi ảnh hưởng của áp lực cực lớn là điều phải làm.

Cuộc sống của thủy thủ đoàn là giá trị cốt lõi

Các chuyên gia đã nêu ra một số tình huống nguy hiểm nhất trong quá trình con tàu chìm xuống, không thể kiểm soát nổi, đó là: tàu ngầm bị ngập nước, áp suất tăng lên, nhiệt độ thay đổi, độc tính xuất hiện trong không khí, hệ thống hỗ trợ sự sống của con tàu bị hỏng. Những rủi ro kể trên ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian cho phép tồn tại của thủy thủ đoàn trên tàu ngầm.

Vào thời kỳ đầu của lịch sử tàu ngầm, các thủy thủ đoàn tàu ngầm thực sự là những “cảm tử quân”: một số lượng lớn các thủy thủ tàu ngầm đã tử nạn.

Làm thế nào để thoát khỏi chiếc tàu ngầm đang gặp nạn?
Tai nạn tàu ngầm hiếm khi xảy ra.

Trong Chiến tranh thế giới thứ II, cách duy nhất để thoát khỏi tàu ngầm bị chìm là máy phóng ngư lôi, nhưng điều đó không hề đơn giản. Thường là, các thủy thủ gặp nạn đành bó tay chịu chết.

Điều quan trọng nhất là giữ mạng sống và đảm bảo sức khỏe cho các thành viên thủy thủ đoàn, đó là lý do tại sao rất nhiều sự chú ý được tập trung cho các vấn đề thoát hiểm trên tàu ngầm.

Đương nhiên, việc ngăn ngừa một tình huống nguy cấp sẽ dễ hơn là cố gắng khắc phục nó, do đó, việc bố trí vũ khí, khả năng tàng hình, hệ thống tác chiến điện tử, điều hướng v.v... được đặc biệt chú ý ngay từ khi thiết kế tàu ngầm. Những khả năng và các biện pháp sơ tán được nghiên cứu đặc biệt.

Các khoang dùng để sơ tán được đặt ở phần mũi tàu hoặc đuôi tàu ngầm, nơi đặt thiết bị đặc biệt được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Đó là các phương tiện báo hiệu, cung cấp oxy và phương tiện hấp thụ carbon dioxide, đèn hiệu vô tuyến khẩn cấp cá nhân, bộ đồ cứu hộ, thiết bị để được tiếp nhận vào khoang hỗ trợ khẩn cấp, v.v.

Những khoang cứu hộ nổi lên

Một trong những phương tiện quan trọng nhất để tăng khả năng sống sót của thủy thủ đoàn trong các tình huống nguy cấp là khoang sơ tán cấp cứu của tàu ngầm.

Ở Nga, một khoang như vậy đã được thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2014: ngoài một đội thử nghiệm gồm 5 người ra, người ta còn gắn thêm vào trong khoang đó một trọng lượng đúng bằng tổng trọng lượng của cả thủy thủ đoàn tàu ngầm.

Khoang cứu hộ ngày nay được trang bị cho tất cả các tàu ngầm Nga hiện đại đang được chế tạo. Phát minh này của các nhà thiết kế Liên Xô thực sự là vô giá vì khoang cứu hộ này có thể cứu sống tất cả các thành viên của thủy thủ đoàn tàu ngầm.

Tuy nhiên, như thảm kịch trên tàu ngầm hạt nhân K-278 “Komsomolets” năm 1989 cho thấy: khoang cứu hộ không phải là thuốc chữa bách bệnh. Khoang cứu hộ vẫn bị  chìm, dẫn đến cái chết của nhiều thành viên thủy thủ đoàn.

Ngày 12 tháng 8 năm 2000, tàu ngầm hạt nhân “Kursk” bị chìm và khoang cứu hộ cũng không giúp ích gì cho con tàu.

Tuy nhiên, thử nghiệm khoang cứu hộ mới trên tàu ngầm hạt nhân “Severodvinsk” đã cho kết quả rất tốt: chỉ mất 10 giây để khoang cứu hộ nổi lên mặt nước.

Những người tham gia thử nghiệm đã so sánh cảm giác của họ trong quá trình khoang cứu hộ nổi lên giống như là đi lên bằng thang máy thông thường.

Bên trong tàu ngầm hiện đại "Yuri Dolgoruky", khoang cứu hộ được đặt phía sau khoang tên lửa. Bên trong khoang có các chỗ ngồi được đánh số thứ tự chỉ định cho mỗi thành viên thủy thủ đoàn và đồ ăn, thức uống cá nhân dự phòng.

Làm thế nào để thoát khỏi chiếc tàu ngầm đang gặp nạn?
Trong mỗi khoang của tàu ngầm Nga hiện đại luôn có một lượng thực phẩm dự trữ.

Dự trữ thực phẩm và những chiếc bè đặc biệt

Trong mỗi khoang của tàu ngầm Nga hiện đại luôn có một lượng thực phẩm dự trữ cho trường hợp khẩn cấp có thể dùng trong một tuần.

Mỗi thủy thủ còn có một thiết bị thở cầm tay để hành động trong những phút đầu tiên khi có đám cháy hoặc xuất hiện các chất độc hại trong không khí. Nhiệm vụ cần thực hiện trong tình huống nguy cấp là kết nối với hệ thống thở dự phòng của tàu ngầm.

Ngoài ra trên các tàu ngầm còn có những chiếc bè đặc biệt, mỗi chiếc được thiết kế cho 20 thành viên thủy thủ đoàn. Trên mỗi chiếc bè được trang bị các thiết bị cần thiết để tồn tại trong đại dương: các hốc để hứng nước mưa, đồ dùng để câu cá.

Nói về chuyện sinh tồn trong một chiếc tàu ngầm hiện đại không thể không đụng chạm đến khía cạnh tâm lý, vì không có thiết bị và phương tiện thoát hiểm hiện đại nào có thể thay thế sự gắn kết và sức chịu đựng của thủy thủ đoàn.

Mặc dù ngày nay tự động hóa và robot dần dần thay thế con người trong nhiều việc nhưng dù sao yếu tố con người vẫn là quyết định.

Vì vậy, các nhà tâm lý học quân sự NATO, trong quá trình nghiên cứu kinh nghiệm sử dụng thủy thủ đoàn tàu ngầm trong các hoạt động ở Vịnh Ba Tư, đã nhận ra tầm quan trọng của việc rèn luyện tâm lý vững vàng cho thủy thủ đoàn trước khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

Đồng thời, sự thoải mái về tâm lý của thủy thủ đoàn phần lớn phụ thuộc vào điều kiện sống được tạo ra trên tàu ngầm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mỏ khoáng sản rộng lớn ở sa mạc Atacama nhìn từ không gian

Mỏ khoáng sản rộng lớn ở sa mạc Atacama nhìn từ không gian

Trong bức ảnh được chụp vào ngày 26/6/2019 ở một khu vực đặc biệt thuộc vùng Tarapaca ở miền Bắc Chile, nơi có thể tìm thấy những mỏ caliche (hay còn gọi là diêm tiêu Chile) lớn nhất.

Đăng ngày: 28/05/2020
3 điều bạn chưa biết về thuốc nổ dynamite - phát minh quan trọng của Alfred Nobel

3 điều bạn chưa biết về thuốc nổ dynamite - phát minh quan trọng của Alfred Nobel

Thuốc nổ dynamite là một trong những phát minh quan trọng của thế kỷ 19 và nó đem tới cả tác động tích cực và tiêu cực cho thế giới. Nhưng cho đến ngày nay, những hiểu biết về thuốc nổ dynamite vẫn ít được biết tới.

Đăng ngày: 28/05/2020
Hiện tượng lạ ở Nam Mỹ: Trái đất chuẩn bị đảo ngược?

Hiện tượng lạ ở Nam Mỹ: Trái đất chuẩn bị đảo ngược?

Nhiều vệ tinh và tàu vũ trụ đã gặp rắc rối vì sự thay đổi dị thường của từ trường trái đất, có thể là báo hiệu cho sự lặp lại của hiện tượng đảo ngược địa từ 780.000 năm trước.

Đăng ngày: 28/05/2020
Hành trình vĩ đại của người Hung Nô: San bằng Trung Á, xâm lược và bắt La Mã cống nạp

Hành trình vĩ đại của người Hung Nô: San bằng Trung Á, xâm lược và bắt La Mã cống nạp

Sau khi bị nhà Hán làm suy yếu và chia cắt, một bộ phận người Hung Nô đã quyết định di cư về phía tây, mở ra một trang sử hoàn toàn mới cho dân tộc thiện chiến này.

Đăng ngày: 27/05/2020
Góc bay hiểm hóc của thiên thạch xóa sổ khủng long

Góc bay hiểm hóc của thiên thạch xóa sổ khủng long

Thiên thạch khiến khủng long tuyệt chủng đâm xuống Trái Đất cách đây 66 triệu năm từ hướng đông bắc ở góc dốc nhất, giải phóng tối đa khí gas làm biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 27/05/2020
Top 7 loại vải đắt nhất thế giới, có loại làm từ vụn kim cương

Top 7 loại vải đắt nhất thế giới, có loại làm từ vụn kim cương

Dưới đây là những loại vải cao cấp, đắt nhất thế giới, có quá trình sản xuất vô cùng cầu kỳ và khắt khe, góp phần khiến các bộ quần áo hay phụ kiện thời trang có giá “trên trời”.

Đăng ngày: 27/05/2020
Tại sao đọc sách ở ghế sau xe hơi khiến bạn dễ say xe?

Tại sao đọc sách ở ghế sau xe hơi khiến bạn dễ say xe?

Đọc sách ở ghế sau xe hơi có thể khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, bởi lúc này, mắt và tai bạn đang “cãi nhau” kịch liệt, và não phải tìm cách giải quyết vấn đề.

Đăng ngày: 27/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News