Làm thế nào để virus gây bệnh biến mất?

Virus thực sự vô cùng thông minh, chúng biết tìm cách giấu mình, chờ thời cơ trở lại.

Một số virus tự biến mất

Có thể bạn đã biết một số loại virus gây bệnh cúm, nhưng chưa chắc bạn đã biết rằng tất cả những loại virus gây bệnh cúm ở người từ xa xưa cho đến cách đây 120 năm thì hiện nay đã tuyệt chủng. Một số virus khác gần đây hơn cũng đã biến mất. Ví dụ như virus gây đợt dịch cúm khủng khiếp vào năm 1957 đã giết chết 100.000 người ở Mỹ, thì ngày nay đã biến mất.

Hay virus gây ra căn bệnh khủng khiếp gọi là "cúm Tây Ban Nha" vào năm 1918 đã làm bùng lên đại dịch cúm khắp thế giới cướp đi vô vàn sinh mạng. Virus này vẫn dai dẳng xuất hiện ở một số nơi cho đến tận năm 1921.


Cúm Tây Ban Nha gần như đã biến mất. Nhưng Covid-19 có thể sẽ còn xuất hiện trong một thời gian dài.

Nhưng kể từ đó trở đi, nhiều người đã miễn dịch với nó vì cơ thể họ đã biết cách đánh bại virus này. Nhờ đó, virus không tiếp tục lây lan thành đại dịch nữa mà chỉ thỉnh thoảng xuất hiện ở nơi này hoặc nơi khác. Như vậy là chủng virus từng gây ra đại dịch đã gần như biến mất hoàn toàn.

Vậy chúng ta cũng có thể thoát khỏi virus corona mới không?

Khi chúng ta chủ động làm cho virus tuyệt chủng, chúng ta thường sử dụng vắc xin. Vắc xin đã từng giúp chúng ta không bị mắc bệnh đậu mùa, một căn bệnh trong quá khứ đã từng là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất trên thế giới. Vắc xin cũng có thể ngăn ngừa được bệnh sởi và bệnh bại liệt.

Các nhà khoa học đang nỗ lực hết sức để tạo ra vắc xin Covid-19. Trên thực tế, chúng ta có thể tạo ra hơn một loại vắc xin phòng ngừa Covid-19. Các vắc xin này sẽ giúp nhiều người không bị nhiễm bệnh nhưng chưa chắc đã làm cho virus biến mất hoàn toàn, có nghĩa là một số người có thể vẫn bị nhiễm, tuy rằng sẽ không có nguy cơ xảy ra đại dịch nữa.

Việc này cũng giống như một căn bệnh mới xuất hiện cách đây khoảng 11 năm, được gọi là cúm lợn. Virus này khác với các chủng virus cúm khác, vì thế nó lây lan rất rộng và đã trở thành đại dịch. Hồi đó, gần 1/10 dân số thế giới đã nhiễm virus cúm lợn. Sau đó các nhà khoa học mới tìm được ra vắc xin. Sau 1 năm, vắc xin đã được sử dụng cho nhiều người và từ đó càng ngày càng ít người mắc bệnh. Tuy vậy, virus cúm lợn không biến mất, nó vẫn lẩn trốn đâu đó chờ cơ hội lây sang người, nhưng vì chúng ta đã có vắc xin nên không nhiều người bị.

Khi nào và bằng cách nào để Covid-19 chấm dứt?

SARS là một virus rất giống virus Covid-19. Virus SARS được phát hiện vào năm 2003 và đã gây bệnh cho hơn 8.000 người. Nhưng từ năm 2004, nó chưa từng xuất hiện trở lại trên người. Chúng ta đã thoát khỏi nó nhờ kết hợp một số biện pháp, trong đó có cách ly, phong tỏa.

Hiện nay chúng ta đang áp dụng các biện pháp này để chống lại Covid-19. Nhưng vì sao các biện pháp này ngăn chặn được SARS mà vẫn chưa chặn được Covid-19?

Có một vấn đề rất khó là Covid-19 có thể lây nhiễm mà người bệnh không hề có triệu chứng gì. Điều đó nghĩa là người mang virus có thể truyền mầm bệnh cho người khác ngay cả khi người đó không sốt, ho hay sổ mũi gì cả.

Vì lý do này, các nhà khoa học cho rằng chúng ta sẽ không bao giờ có thể tiêu diệt hoàn toàn virus corona mới. Thay vào đó, nó sẽ trở thành căn bệnh xuất hiện hàng năm, giống như cúm. Gần như chắc chắn là nó sẽ còn gây bệnh cho con người trong một thời gian dài, thậm chí cả sau khi đại dịch đã qua đi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết

Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Đăng ngày: 09/04/2025
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Đăng ngày: 05/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News