Làm thế nào người châu Mỹ bản địa có thể sinh tồn trong mùa đông khắc nghiệt -30 độ C trong hàng thế kỷ?

Khả năng sinh tồn và thích ứng với điều kiện khắc nghiệt của con người dường như là vô tận.

Mùa đông ở Bắc Mỹ, nhất là vào thời kỳ tiền công nghiệp, là vô cùng khắc nghiệt. Nhiệt độ trung bình ở nhiều vùng tại Canada là -5 đến -15 độ C suốt vài tháng. Đặc biệt, một số khu vực như thành phố Winnipeg ngày nay có mức nhiệt có thể dao động từ -20 đến -30 độ C trở xuống.

Đó là chưa kể khí hậu lục địa với những cơn gió lạnh cắt da cắt thịt, vị trí cận cực khiến mùa đông gần như tối tăm với ánh sáng mặt trời chỉ le lói vài giờ mỗi ngày và tuyết dày trắng xóa.

Trong điều kiện ấy, làm sao những thổ dân bản địa Bắc Mỹ có thể sinh tồn liên tục suốt hàng thế kỷ mà không có công nghệ hiện đại? Tất nhiên, họ có quần áo chống rét bằng da, nhưng làm thế nào để kiếm ăn trong lớp tuyết dày gần 1m suốt 3-4 tháng? Nếu phụ nữ cần sinh nở thì sao? Những căn nhà dài hay lều tipi đặc dụng cho mùa đông có trụ nổi giá rét, mưa đá khắc nghiệt cùng cực không?

Quan trọng nhất, tại sao những người dân này vẫn chọn định cư ở vùng phía Bắc cận cực mà không di cư đến những vùng phía Nam ấm áp, trù phú hơn?

Làm thế nào người châu Mỹ bản địa có thể sinh tồn trong mùa đông khắc nghiệt -30 độ C trong hàng thế kỷ?
Người Inuit Bắc Mỹ.

Lý giải của sử gia

Theo một chuyên gia về lịch sử trên Reddit, có một điều mọi người hay hiểu nhầm mà chúng ta cần làm rõ trước.

Nghe có vẻ nghịch lý, nhưng tuyết rơi dày thường là dấu hiệu cho việc thời tiết đang trở nên ấm hơn. Bạn có thể nghĩ theo logic thông thường là trời phải thật lạnh thì mới có nhiều tuyết, nhưng vấn đề là nhiệt độ không phải lý do duy nhất cấu thành tuyết, mà còn một yếu tố khác quan trọng không kém: Độ ẩm.

Làm thế nào người châu Mỹ bản địa có thể sinh tồn trong mùa đông khắc nghiệt -30 độ C trong hàng thế kỷ?
Tuyết chỉ có thể rơi dày nhất ở một mức nhiệt nhất định.

Trên thực tế, tuyết chỉ có thể rơi dày nhất ở một mức nhiệt nhất định, cụ thể là từ -10 độ C trở lên (tính theo nhiệt độ gần mặt đất). Nếu trời quá lạnh, sẽ không có đủ độ ẩm để tạo ra tuyết. Trong khi đó, độ ẩm thường được mang vào từ biển, nhất là những dòng biển ấm có khả năng bốc hơi cao - dòng khí mang độ ẩm này sẽ làm ấm nhiệt độ trong khu vực lên một mức nhất định.

Do tuyết dày và thời tiết lạnh cực đoan không song hành, nên thực ra cuộc sống sẽ bớt khắc nghiệt hơn những người chưa từng sống ở vùng cận cực tưởng tượng "một chút".

Kế đến là vấn đề lương thực. Ở đa số các nơi, thức ăn cho mùa đông sẽ được dự trữ từ mùa hè. Đồ ăn thường là cá, trái cây, các loại hạt, rễ cây, tất cả các loại thực phẩm cần thiết. Ở một phần lớn cộng đồng dân cư sống dọc theo các con sông ở British Columbia (Canada), thức ăn đa số sẽ được thu hoạch vào thời gian và địa điểm hợp lý theo mùa.

Làm thế nào người châu Mỹ bản địa có thể sinh tồn trong mùa đông khắc nghiệt -30 độ C trong hàng thế kỷ?
Ở đa số các nơi, thức ăn cho mùa đông sẽ được dự trữ từ mùa hè.

Đối với thịt cũng vậy, nhiều nhóm người Dene và Inuit thường săn tuần lộc Bắc Mỹ và trâu ở những thảo nguyên lớn vùng viễn Bắc. Đặc biệt, những cuộc đi săn lớn của người Metis (người lai giữa dân da trắng và Anh-điêng) diễn ra mỗi năm một lần với hàng nghìn nhân lực tham gia.

Những cuộc đi săn này không diễn ra vào mùa đông, và người ta bảo quản thịt bằng cách hun khói hoặc phơi nắng. Nếu có đi săn vào mùa đông, thường họ chỉ dùng bẫy. Những người già kể rằng họ đã sống sót qua phần lớn tuổi thơ của mình bằng cách mang theo rất nhiều bẫy mỗi khi đi cắm trại, đặt bẫy vào buổi tối và kiểm tra chúng vào ban ngày. Thức ăn thường là lũ thỏ và sóc.

Nói chung, việc săn bắt vào mùa đông thường chỉ là phương án dự phòng khi có bất trắc. Nói một cách khách quan, đây cũng là một phương pháp kiểm soát dân số hiệu quả do có khá nhiều người thiệt mạng khi đi săn.

Làm thế nào người châu Mỹ bản địa có thể sinh tồn trong mùa đông khắc nghiệt -30 độ C trong hàng thế kỷ?
Việc săn bắt vào mùa đông thường chỉ là phương án dự phòng khi có bất trắc.

Về nhà trú ẩn, cư dân bản địa Bắc Mỹ là những bậc thầy. Ở vùng cực Bắc, người Inuit thường xây lều igloo, hang tuyết, hoặc thậm chí chỉ vài bức tường tránh gió bằng tuyết trong trường hợp cần tạm trú tại một địa điểm nhất định.

Làm thế nào người châu Mỹ bản địa có thể sinh tồn trong mùa đông khắc nghiệt -30 độ C trong hàng thế kỷ?
Một căn nhà tuyết "igloo" có khả năng cách nhiệt khá tốt.

Tại những nơi định cư lâu dài, họ thường ở trong những ngôi nhà chắc chắn được lợp cỏ. Những loại nhà này có thể được sưởi ấm chỉ bằng nhiệt độ cơ thể và đèn dầu dùng mỡ hải cẩu. Ở đồng bằng Mackenzie và nhiều nơi khác, nhiên liệu sưởi ấm thường là gỗ trôi nổi từ thượng nguồn, điều này vẫn tồn tại tới ngày nay.

Đi về phía Nam một chút, như ở British Columbia, người ta thường ở trong những ngôi nhà được đào xuống dưới đất (pithouse) và nhiều loại cấu trúc đặc biệt khác có thể dễ dàng dựng lên. Theo nhà khảo cổ Harlan Smith đã liệt kê, có tới 8 loại nhà được dùng bởi người Nuxalk và rất nhiều loại nhà khác bởi những giống dân còn lại.

Làm thế nào người châu Mỹ bản địa có thể sinh tồn trong mùa đông khắc nghiệt -30 độ C trong hàng thế kỷ?
Nhà dài của người châu Mỹ bản địa.

Những ngôi nhà này thậm chí còn ấm hơn cả nhà của cư dân hiện đại. Theo những người từng ở trong một ngôi nhà dài, nó chỉ cần một ngọn lửa ở giữa gian là có thể sưởi ấm cả một khoảng rộng lớn.

Thêm nữa, cơ thể con người có thể tự thích nghi với cái lạnh. Người Inuit có thể làm việc với tay trần trong nhiệt độ -30 độ C mà không hề bị cóng, đó là bởi vì cơ thể họ sẽ liên tục bơm máu tới các ngón tay để giữ ấm (có thể hiểu là quá trình này diễn ra hiệu quả hơn nhiều so với người không quen sống ở vùng lạnh).

Cuối cùng, trang phục của người bản địa Bắc Mỹ có khi còn chịu lạnh tốt hơn quần áo giữ ấm hiện đại. Chúng thường được làm từ bộ phận cơ thể những động vật có khả năng chịu lạnh siêu phàm, chẳng hạn như áo lông tuần lộc và quần da hải cẩu.

Làm thế nào người châu Mỹ bản địa có thể sinh tồn trong mùa đông khắc nghiệt -30 độ C trong hàng thế kỷ?
Quần áo dạng này vẫn được dùng rộng rãi vào ngày nay không chỉ vì chúng giữ ấm cực tốt mà còn có khả năng chống ẩm, chống tuyết.

Vấn đề cuối cùng, tại sao họ vẫn chọn cuộc sống khắc nghiệt như vậy mà không di cư về phía Nam? Đó chỉ đơn giản là vấn đề kinh tế. Thực ra, phía Bắc có nhiều nguồn tài nguyên thu lợi lớn cho những người dám chấp nhận thử thách và dày dạn kỹ năng sinh tồn, chẳng hạn như da hải cẩu, dầu từ mỡ hải cẩu, hải sản, mỡ cá voi...

Hơn nữa, cạnh tranh ở những vùng này rất thấp. Đa phần dân số chỉ di cư từ phía Bắc xuống phía Nam chứ không mấy khi có trường hợp ngược lại.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Có gì trong những cuốn sổ tay của Leonardo da Vinci?

Có gì trong những cuốn sổ tay của Leonardo da Vinci?

Chứa đầy hình phác thảo phức tạp và ghi chú chi tiết, sổ tay của Leonardo hé lộ niềm đam mê và tư duy đi trước thời đại hàng trăm năm của ông.

Đăng ngày: 12/08/2022
Phát hiện nguồn oxy cổ xưa có thể đã thúc đẩy sự sống trên Trái đất

Phát hiện nguồn oxy cổ xưa có thể đã thúc đẩy sự sống trên Trái đất

Một nghiên cứu mới cho thấy các phản hóa học khác nhau, được thúc đẩy bởi hoạt động địa chất và nước nóng ở mức gần sôi, có thể đã cung cấp oxy cho một số dạng sống sớm nhất xuất hiện trên thế giới.

Đăng ngày: 12/08/2022
Chiêm ngưỡng 7 món tráng miệng đắt giá nhất thế giới

Chiêm ngưỡng 7 món tráng miệng đắt giá nhất thế giới

Ai mà ngờ rằng chỉ một món ăn tráng miệng đơn giản lại có thể đáng giá bằng cả một gia tài.

Đăng ngày: 10/08/2022
Thời gian giãn nở, hay nhận thức của chúng ta về thời gian đã bị chậm lại?

Thời gian giãn nở, hay nhận thức của chúng ta về thời gian đã bị chậm lại?

Phần lớn những người bị cách ly trong nhà do diễn biến Covid-19 phức tạp cho biết họ cảm thấy thời gian trôi chậm hơn.

Đăng ngày: 09/08/2022
Trung Quốc tìm thấy quặng kim loại quý hơn cả đất hiếm, nhưng chưa thể khai thác

Trung Quốc tìm thấy quặng kim loại quý hơn cả đất hiếm, nhưng chưa thể khai thác

Quặng kim loại được tìm thấy ở Trung Quốc có độc tính mạnh nhưng lại là nguồn nhiên liệu vô cùng quý hiếm. Đó là gì?

Đăng ngày: 09/08/2022
Cây cầu gỗ 900 năm tuổi dài nhất Trung Quốc bị thiêu rụi

Cây cầu gỗ 900 năm tuổi dài nhất Trung Quốc bị thiêu rụi

Cây cầu vòm gỗ 900 năm tuổi có từ thời nhà Tống (960-1127) tại huyện Bình Nam, tỉnh Phúc Kiến bị thiêu rụi trong hỏa hoạn đêm 6/8.

Đăng ngày: 08/08/2022
Lý do du khách buồn nôn và bị ảo giác khi đến Paris

Lý do du khách buồn nôn và bị ảo giác khi đến Paris

Thủ đô của Pháp là thành phố ngập tràn lịch sử, quê hương của những điểm đến hàng đầu. Thế nhưng, một số du khách không thể tận hưởng trọn vẹn chuyến đi của mình tại đây.

Đăng ngày: 08/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News