Lần đầu ghi hình cua xanh phục kích còng

Khi thủy triều rút, cua xanh đào những hố nông dưới bùn để nằm rình còng đi qua, sau đó lao ra bắt con mồi trong nháy mắt.

Các nhà khoa học lần đầu ghi hình cua xanh (Callinectes sapidus) phục kích còng (Minuca pugnax) trong một đầm lầy nước mặn ở Virginia, Mỹ, IFL Science hôm 17/8 đưa tin. Nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Ecology.

Lần đầu ghi hình cua xanh phục kích còng
Cua xanh săn mồi bằng cách đào hố dưới bùn, ạo thành những vũng nước nông và nằm rình.

Khi thủy triều rút, cua xanh săn mồi bằng cách đào hố dưới bùn, tạo thành những vũng nước nông và nằm rình. Nếu tới quá gần, những con còng thiếu cảnh giác sẽ có nguy cơ trở thành bữa ăn ngon cho chúng.

"Thật đáng kinh ngạc vì một kẻ săn mồi thủy sinh - sống, ăn, thở và sinh sản dưới nước - lại đi săn ngoài vùng nước. Điều này giống như cá sấu phục kích linh dương đầu bò ở châu Phi", tiến sĩ David Johnson, tác giả nghiên cứu mới, nhà sinh thái tại Viện Khoa học Biển Virginia thuộc Đại học William and Mary, giải thích.

Ngoài một số ít bằng chứng truyền miệng, hành vi phục kích còng của cua xanh chưa từng được ghi lại. Trước đó, các nhà khoa học đã biết cua xanh ăn thịt còng khi thủy triều lên. Tuy nhiên, khi thủy triều xuống, họ cho rằng còng trốn trong hang còn cua xanh ăn tảo và xác động vật.

"Giới khoa học đã biết cua xanh có khả năng lao lên cạn vài bước chân để bắt còng, sau đó trở lại dưới nước để xé xác và ăn thịt con mồi. Nhưng hành vi mà chúng tôi thấy không giống vậy. Cua xanh không đuổi theo con mồi trên cạn. Chúng nằm trên cạn, đợi con mồi đi đến", Johnson nói.

Hai tuần sau những quan sát ban đầu, Johnson cùng nhóm nghiên cứu quay lại đầm lầy để tìm hiểu thêm về hành vi của cua xanh. Họ phát hiện 83% cua chưa trưởng thành sử dụng hố bùn, video ghi lại được cũng giúp kết luận rằng chúng tự đào hố. Những con chưa trưởng thành không gắn bó với một chiếc hố cụ thể nào mà sẵn sàng di chuyển giữa các hố và ép chủ nhân của nơi đó rời đi.

Ngoài ra, chiến thuật phục kích của cua xanh tương đối thành công. Trong 37 giờ ghi hình của nhóm nghiên cứu, có 11/31 cuộc tấn công kết thúc với chiến thắng thuộc về cua xanh. Chúng thậm chí còn cố gắng cướp còng của nhau.

Johnson cho rằng cua xanh thành công một phần là nhờ sự trợ giúp của một loài cua khác. Cua đầm lầy tím (Sesarma reticulatum) ăn cỏ, làm cho đầm lầy trở nên thông thoáng hơn, cua xanh dễ đào hố phục kích.

Nhóm chuyên gia dự định nghiên cứu thêm hành vi của cua xanh để xem liệu hành vi này có hiện diện ở các loài thủy sinh khác hay không, đồng thời tìm hiểu cách cua xanh ngụy trang trước chim săn mồi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hải cẩu New Zealand bất ngờ xuất hiện trong nhà dân, làm mèo sang chấn

Hải cẩu New Zealand bất ngờ xuất hiện trong nhà dân, làm mèo sang chấn

Một con hải cẩu bất ngờ xuất hiện trong nhà một gia đình trong vài giờ, thậm chí khiến con mèo trong nhà " sang chấn", trước khi được đem trở lại biển.

Đăng ngày: 20/08/2022
Giới khoa học hy vọng hồi sinh loài hổ Tasmania đã tuyệt chủng

Giới khoa học hy vọng hồi sinh loài hổ Tasmania đã tuyệt chủng

Một dự án tái sinh giống hổ Tasmania từ các gien cổ và mới đang được thực hiện tại Melbourne, Australia.

Đăng ngày: 19/08/2022
Chim cổ rắn quý hiếm đậu trên một mái nhà ở Gò Vấp, leo bắt cũng không bay

Chim cổ rắn quý hiếm đậu trên một mái nhà ở Gò Vấp, leo bắt cũng không bay

Lúc anh Long lấy cây đụng vào thì con chim trên chỉ giơ hai cánh ra mà không bay đi. Sau đó, anh Long cùng người thân lấy thang leo lên mái nhà bắt chim.

Đăng ngày: 19/08/2022
Loài cá chứa đầy chất chống đông sống dưới núi băng trôi

Loài cá chứa đầy chất chống đông sống dưới núi băng trôi

Các nhà khoa học khoan sâu bên dưới núi băng trôi ngoài khơi Greenland và phát hiện loài cá với chất chống đông phát quang màu xanh lá cây chảy qua mạch máu.

Đăng ngày: 18/08/2022
Tôm càng đỏ xâm hại đe dọa Texas khiến nhiều chuyên gia lo ngại

Tôm càng đỏ xâm hại đe dọa Texas khiến nhiều chuyên gia lo ngại

Tôm càng đỏ với tốc độ sinh sản 1.000 trứng/lần được phát hiện gần đây ở Texas, khiến các chuyên gia lo ngại.

Đăng ngày: 18/08/2022
Sinh vật bi thảm nhất: Mất 300 triệu năm để leo lên đất liền, nhưng hành trình lại kết thúc trên bàn nhậu

Sinh vật bi thảm nhất: Mất 300 triệu năm để leo lên đất liền, nhưng hành trình lại kết thúc trên bàn nhậu

Ngày nay chúng ta có thể có sinh vật sống trên cạn, sinh vật biển và lưỡng cư. Tất nhiên, có rất nhiều loài đang nghĩ đến việc có thể chuyển từ đại dương vào đất liền.

Đăng ngày: 18/08/2022
Chim cánh cụt châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng do ô nhiễm tiếng ồn

Chim cánh cụt châu Phi có nguy cơ tuyệt chủng do ô nhiễm tiếng ồn

Số lượng chim cánh cụt châu Phi trên đảo St Croix ở Vịnh Algoa đã giảm mạnh kể từ khi Nam Phi bắt đầu cho phép các tàu trong khu vực tiếp nhiên liệu trên biển.

Đăng ngày: 18/08/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News