Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi

Trong một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Canadian Journal of Zoology, các nhà khoa học đã báo cáo hành vi bất thường mà họ quan sát thấy từ một con cá voi sát thủ cái mà họ đã theo dõi nhiều năm.

Con cá voi sát thủ này được đặt tên là "Sædís", thuộc đàn cá voi sát thủ sống ở vùng biển ngoài khơi phía tây Iceland. Dường như nó bị vô sinh, hoặc vì một lý do nào đó mà các nhà nghiên cứu cho biết nó chưa từng có con.

Nhưng đột nhiên, vào một ngày tháng 8 năm 2021, họ lại thấy Sædís bơi cùng một một con cá voi nhỏ. Suýt chút nữa các nhà nghiên cứu đã mừng cho nó, cho đến khi họ nhận ra: Cá thể nhỏ bé kia không phải cá voi sát thủ, mà là một con cá voi hoa tiêu non.

"Có khả năng nó [Sædís] đã bắt cóc con cá voi non này từ một nhóm cá voi hoa tiêu", Elizabeth Zwamborn, nhà nghiên cứu cá voi tại Đại học Dalhousie, Canada cho biết.

Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi
Con cá voi sát thủ cái Sædís đang dẫn theo một con cá voi non, nó thuộc loài cá voi hoa tiêu - Ảnh: Newsweek.

Các quan sát được ghi nhận trong suốt mùa thu năm 2021 cho thấy con cá voi hoa tiêu non luôn bơi cùng Sædís và hai con cá voi sát thủ khác. Trong khoảng thời gian đó, xung quanh chúng không hề có một đàn cá voi hoa tiêu nào. Điều này rõ ràng là bất thường bởi cả cá voi sát thủ và cá voi hoa tiêu đều là những sinh vật sống theo đàn.

Có một khả năng rằng con cá voi hoa tiêu đã bị lạc mất mẹ và rồi Sædís nhận nuôi nó. Nhưng nhìn lại lịch sử của đàn cá voi sát thủ ở ngoài khơi Iceland, Zwamborn nghiêng về kịch bản con cá voi non bị bắt cóc hơn.

Bà "mẹ mìn" trên biển cả

Suốt từ năm 2015 tới năm 2021, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy hiện tượng cá voi sát thủ bị cá voi hoa tiêu truy đuổi ở vùng biển này. Không có lời giải thích hợp lý nào được đưa ra, bởi cá voi sát thủ rõ ràng là loài đứng trên đầu bảng thức ăn, chúng săn được cả cá mập trắng và ăn thịt các loài cá voi khác.

Lẽ ra chính những con cá voi hoa tiêu phải sợ cá voi sát thủ và cá voi sát thủ phải săn đuổi chúng. Đã có những bằng chứng trong dạ dày cá voi sát thủ cho thấy chúng ăn thịt cá voi hoa tiêu.

Nhưng ở vùng biển ngoài khơi Iceland, các nhà khoa học cho biết điều này chưa từng xảy ra. Đàn cá voi sát thủ ở đây có thừa cá trích để ăn, còn cá voi hoa tiêu thì ăn mực. Hai loài về cơ bản không có lý do gì để cạnh tranh thức ăn, đuổi đánh nhau hoặc gây hấn như vậy.

"Chúng tôi không biết lý do của nó, nhưng nếu có một con cá voi sát thủ cái ở đây đang cố gắng bắt lấy một con non từ đàn cá voi hoa tiêu, điều đó chắc chắn sẽ khiến chúng có lý do để đuổi đánh", Zwamborn nói.

Không biết con cá voi sát thủ tên là Sædís đã "bắt cóc" được con cá voi hoa tiêu non từ khi nào. Nhưng các nhà khoa học quan sát thấy kể từ khi có con bên cạnh mình, Sædís luôn tỏ ra quan tâm chăm sóc nó.

"Con cá voi sát thủ luôn bơi cạnh cá voi hoa tiêu non, đặt nó vào vị trí dưới vây. Có nghĩa là con cá voi con đang bơi ngay sau vây ngực của cá voi sát thủ", Marie Mrusczok, nhà nghiên cứu cá voi sát thủ đến từ Trung tâm Thiên nhiên Tây Iceland cho biết.

"Vị trí dưới vây cho phép một con cá voi non thực hiện ít chuyển động đuôi hơn so với khi bơi một mình và vượt qua những hạn chế về thể chất khi di chuyển với tốc độ cao—nói cách khác, con cá voi non đang được 'bế đi' bởi sóng áp suất do cơ thể lớn hơn của con trưởng thành tạo ra".

Số phận nghiệt ngã của con cá voi hoa tiêu con, Sædís sau đó lại cố gắng bắt cóc một con cá voi khác

Mặc dù âu yếm là vậy, nhưng Sædís không hề có sữa để cho "con" của mình bú. Điều này xuất phát từ việc nó chưa hề làm mẹ trước đây. Con cá voi hoa tiêu non vì vậy trong rất hốc hác, Zwamborn cho biết.

Một thời gian sau, các nhà nghiên cứu không còn thấy nó đi cùng Sædís nữa. Có thể nó đã chết vì đói.

Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi
Những con cá voi sát thủ thường giữ con non của mình ở vị trí dưới vây, như một hành động "ẵm bế" - (Ảnh: Nytimes).

Bẵng đi một thời gian đến năm 2022, các nhà khoa học lại bắt gặp con cá voi sát thủ cái Sædís đụng độ với một đàn cá voi hoa tiêu. Có thể con cá voi sát thủ này lại đang muốn bắt cóc một con cá voi hoa tiêu non khác trong đàn, nghiên cứu viết.

Nhưng lần này, Sædís đã không thành công. Đàn cá voi hoa tiêu đã đuổi được nó và các nhà khoa học không quan sát thấy Sædís nhận nuôi một con cá voi con nào nữa.

Trong khi hành vi nuôi con khác loài đã được ghi nhận trên một số sinh vật biển trước đây, chẳng hạn như vào năm 2019, các nhà khoa học đã quan sát thấy một con cá heo mũi chai nuôi một con cá voi đầu dưa, đây là lần đầu tiên cá voi sát thủ nuôi cá voi hoa tiêu được ghi nhận.

Cá voi sát thủ cũng chưa từng nuôi bất kỳ con con nào của các loài cá khác. Chúng chỉ nuôi và chăm sóc con của chính mình. Vì vậy, đây rất có thể là một sự kiện hi hữu, xuất phát từ khao khát làm mẹ của một con cá voi sát thủ cái bị vô sinh.

Điều này càng cho thấy cá voi sát thủ là một loài có đời sống xã hội phức tạp. Chúng có những suy nghĩ và hành vi được thúc đẩy bằng cảm xúc giống với con người. Trước đây, cũng đã có bằng chứng cho thấy cá voi sát thủ quan tâm đến nhau, và đau buồn cho cái chết của đồng loại mình.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Quét camera dưới đáy Nam Cực, chuyên gia phát hiện “bữa tiệc” bất thường trong nghĩa địa cá voi

Quét camera dưới đáy Nam Cực, chuyên gia phát hiện “bữa tiệc” bất thường trong nghĩa địa cá voi

Các nhà nghiên cứu không ngờ lại có thể quay được cảnh tượng này ở nghĩa địa cá voi dưới đáy Nam Cực.

Đăng ngày: 27/02/2023
Tôm hùm đột biến màu vàng cam lột vỏ, nhiều du khách thích thú

Tôm hùm đột biến màu vàng cam lột vỏ, nhiều du khách thích thú

Chiều 22-2, Viện Hải dương học - Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (TP Nha Trang, Khánh Hòa) cho biết con tôm hùm Canada màu vàng cam được trưng bày tại viện đã lột vỏ vào tối 21-2

Đăng ngày: 23/02/2023
Ghi hình thành công sứa ma khổng lồ ở vùng biển gần châu Nam Cực

Ghi hình thành công sứa ma khổng lồ ở vùng biển gần châu Nam Cực

Nhóm nghiên cứu trên tàu thám hiểm Viking Octantis bắt gặp sứa ma khổng lồ, loài vật quý hiếm có thể dài tới 10m.

Đăng ngày: 22/02/2023
Nhiếp ảnh gia Pháp chụp được hình loài cá kỳ dị đi bằng tay

Nhiếp ảnh gia Pháp chụp được hình loài cá kỳ dị đi bằng tay

Nhiếp ảnh gia Remy đã ghi lại được cận cảnh khoảnh khắc con cá tay dùng vây ngực trông giống như tay di chuyển dưới đáy biển.

Đăng ngày: 22/02/2023
Trái tim của cá voi xanh có thực sự to bằng một chiếc ô tô không?

Trái tim của cá voi xanh có thực sự to bằng một chiếc ô tô không?

Có nhiều tin đồn cho rằng loài động vật lớn nhất trên hành tinh của chúng ta - cá voi xanh sở hữu trái tim to bằng cả một chiếc ô tô, tuy nhiên điều này chưa chắc đã đúng.

Đăng ngày: 15/02/2023
Khai thác mỏ ở đáy biển có thể cản trở khả năng giao tiếp của cá voi

Khai thác mỏ ở đáy biển có thể cản trở khả năng giao tiếp của cá voi

Những âm thanh từ hoạt động khai thác mỏ, trong đó có tiếng ồn từ các phương tiện điều khiển từ xa dưới đáy biển, trùng với tần số giao tiếp của cá voi, nghiên cứu mới đây cho hay.

Đăng ngày: 15/02/2023
Cá voi chết nhiều bất thường có thể do động đất

Cá voi chết nhiều bất thường có thể do động đất

Chính phủ Cyprus đang điều tra cái chết của 7 con cá voi mõm khoằm Cuvier trên bờ biển gồ ghề ở phía bắc của hòn đảo.

Đăng ngày: 14/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News