Nhiếp ảnh gia Pháp chụp được hình loài cá kỳ dị đi bằng tay

Hình ảnh loài cá dùng vây ngực trông giống như tay để đi bộ dưới đáy biển đã được nhiếp ảnh gia người Pháp Nicolas Remy ghi lại.

Hình ảnh loài cá tay đi bộ dưới đáy biển do nhiếp ảnh gia người Pháp Nicolas Remy ghi lại đã chiến thắng hạng mục ảnh dưới nước trong cuộc thi Nghệ thuật Đại dương 2022, CNN ngày 20/2 đưa tin.


Hình ảnh loài cá tay. (Ảnh: Nicolas Remy).

Bức ảnh được chụp tại vùng biển Derwent, ngoài khơi bang Tasmania của Australia. Nhiếp ảnh gia Remy đã ghi lại được cận cảnh khoảnh khắc con cá tay dùng vây ngực trông giống như tay di chuyển dưới đáy biển.

Remy cho biết ông hy vọng những bức ảnh sẽ giúp thu hút sự chú ý của công chúng vào loài cá vốn ít được quan tâm nhưng đang nằm trong danh sách bị đe dọa.

Bởi có bộ da màu kem cùng nhiều đốm màu nâu và cam, trùng với màu cát ở đáy biển, loài cá này rất khó phát hiện. Vì thế, việc chụp hình càng khó khăn hơn. Ước tính, hiện chỉ còn khoảng 3.000 cá thể cá tay sống trong tự nhiên.

"Khả năng phân tán kém, quy mô đàn nhỏ, tỷ lệ sinh sản thấp khiến loài này dễ bị tổn thương khi môi trường sống bị rối loạn", Jemina Stuart Smith, chủ tịch Cơ quan Phục hồi Cá tay Australia, cho biết.

Bà Smith cho hay ô nhiễm môi trường, đô thị hóa là những đe dọa chính với sự tồn tại của cá tay. Hơn nữa, phương pháp di chuyển như đi bộ của loài này, thay vì bơi như các loài cá khác, khiến chúng khó tận dụng dòng hải lưu để di chuyển tới những vùng biển khác trong trường hợp môi trường sống hiện tại bị ô nhiễm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Đại dương sâu đến mức nào?

Đại dương sâu đến mức nào?

Độ sâu trung bình của đại dương là khoảng 3.700m. Điểm sâu nhất của đại dương được biết đến hiện nay là Challenger Deep thuộc rãnh Mariana với độ sâu khoảng 10.935m (gần 11km).

Đăng ngày: 29/03/2025
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 23/03/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Đăng ngày: 23/03/2025
Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Loài cá “vũ trang” như chiến binh độc đáo ở biển Đông

Những con cá quả thông "vũ trang" bản thân như những xe bọc thép hầm hố, là sinh vật gây thích thú có ở vùng biển Đông. Loài cá này yêu cầu ngặt nghèo về điều kiện sống.

Đăng ngày: 13/03/2025
Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người

Một loài khác đang phát triển bộ não giống con người

Dù bị chia cắt bởi 500 triệu năm tiến hóa, bản kế hoạch chi tiết về một bộ não thông minh, phức tạp vẫn được bảo tồn trong cơ thể hai loài, một trong hai là con người.

Đăng ngày: 11/03/2025
Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Rùa biển đau đớn khi phải rút ống hút 12cm ra khỏi mũi

Đoạn clip quay lại toàn bộ quá trình rút chiếc ống hút nhựa găm chặt vào lỗ mũi chú rùa biển đã nhận được sự quan tâm lớn từ phía cộng đồng mạng ngay sau khi xuất hiện trên Youtube.

Đăng ngày: 08/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News