Lần đầu phát hiện sao lùn nâu nhờ kính viễn vọng vô tuyến
Các nhà thiên văn đảo ngược quá trình thông thường để tìm ra một sao lùn nâu, hay siêu hành tinh, với kính viễn vọng LOFAR tại Hawaii.
Các nhà khoa học nhận diện tín hiệu quang phổ của sao lùn nâu BDR J1750+3809 (hay Elegast) khi nghiên cứu dữ liệu thu thập bởi kính viễn vọng LOFAR tại Đài quan sát Mauna Kea, Hawaii, do Đại học Hawaii vận hành. Nghiên cứu mới đăng trên tạp chí The Astrophysical Journal Letters hôm 9/11.
Đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu sử dụng kính viễn vọng vô tuyến để nhận diện và mô tả một sao lùn nâu lạnh, còn gọi là siêu hành tinh. Đến nay, giới thiên văn chủ yếu dựa vào những cuộc khảo sát bằng ánh sáng hồng ngoại để tìm ra loại thiên thể này.
Minh họa sao lùn nâu mới phát hiện BDR J1750+3809. (Ảnh: ASTRON/Danielle Futselaar).
"Phát hiện này mở ra phương pháp mới giúp tìm kiếm những thiên thể lạnh trôi nổi gần Mặt Trời. Chúng quá mờ để quan sát bằng những phương pháp mà chúng ta sử dụng 25 năm qua", đồng tác giả nghiên cứu Michael Liu, nhà thiên văn tại Đại học Hawaii, cho biết.
Sao lùn nâu nằm giữa ranh giới của những hành tinh lớn nhất và những ngôi sao nhỏ nhất. Dù không đủ khối lượng để duy trì phản ứng nhiệt hạch, chúng vẫn phát ra sóng vô tuyến. Giống sao Mộc và các hành tinh khí khổng lồ khác, sao lùn nâu với bầu khí quyển dày có từ trường mạnh và có khả năng làm tăng tốc các hạt mang điện. Các hạt này phát ra sóng vô tuyến và cung cấp năng lượng cho những hiện tượng điện từ như cực quang.
Trước đây, các nhà khoa học cũng quan sát được tín hiệu vô tuyến từ sao lùn nâu xa, nhưng chỉ sau khi đã phát hiện chúng nhờ những cuộc khảo sát hồng ngoại. Trong nghiên cứu mới, các nhà thiên văn đảo ngược quá trình này. Họ định vị sao lùn nâu nhờ dữ liệu từ LOFAR rồi dùng các kính viễn vọng hồng ngoại tại Mauna Kea để quan sát kỹ hơn.
Để phân biệt tín hiệu phát ra từ sao lùn nâu với những thiên hà xa xôi, nhóm nghiên cứu tập trung vào sóng vô tuyến phân cực tròn, đặc điểm chỉ có ở sao, hành tinh và sao lùn nâu. Sau khi xác định một tín hiệu yếu của sóng vô tuyến phân cực trong dữ liệu của LOFAR, họ xem xét hình ảnh lưu trữ từ những đài quan sát khác, gồm Kính viễn vọng Gemini-North và Cơ sở Kính viễn vọng Hồng ngoại NASA (IRTF), để xác nhận phát hiện mới.
Dữ liệu từ SPeX, quang phổ kế siêu nhạy của IRTF, cho phép các nhà khoa học tìm ra methane trong khí quyển của thiên thể ở xa, một đặc điểm của sao lùn nâu. "Điều này cho thấy tính hiệu quả của SpeX đã tăng lên sau khi được nâng cấp với những thiết bị điện tử và hồng ngoại hiện đại năm 2015", John Rayner, nhà thiên văn tại Đại học Hawaii, nhận xét.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu
Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.
