Lần đầu phát hiện tiếng kêu như súng bắn của cá voi
Các nhà khoa học phát hiện tiếng kêu chưa từng được mô tả trước đây ở cá voi lưng gù, cho thấy hành vi giao tiếp phức tạp của chúng.
Cá voi lưng gù nổi tiếng với hệ thống âm thanh giao tiếp phức tạp. (Ảnh: Greenpeace)
Nhóm nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Greenpeace thuộc Đại học Exeter của Anh và Đại học Stellenbosch của Nam Phi đã dành 11 ngày để ghi lại âm thanh của cá voi lưng gù xung quanh ngọn núi ngầm Vema Seamount ở Đại Tây Dương, cách Nam Phi hàng trăm dặm về phía tây, và phát hiện một loại tiếng kêu hoàn toàn mới, theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí JASA Express Letters hôm 20/4.
Âm thanh của cá voi được chia thành hai dạng: tiếng kêu kéo dài liên tục được gọi là "bài hát" và các cuộc gọi ngắn "không phải bài hát". Trong hơn 600 cuộc gọi không phải bài hát được ghi lại trong chuyến thám hiểm ở Vema Seamount, có một kiểu âm thanh xung đột khó giải mã nghe như tiếng bắn súng.
"Chúng tôi vẫn chưa hiểu rõ tiếng kêu này có nghĩa là gì. Thật tuyệt vời khi nó lần đầu tiên được ghi lại ở cá voi lưng gù. Điều đó cho thấy còn rất nhiều điều cần tìm hiểu thêm về loài động vật đáng kinh ngạc này", Tiến sĩ Kirsten Thompson từ Đại học Exeter, tác giả chính của nghiên cứu, chia sẻ.
Các cuộc gọi ngắn như tiếng súng bắn của cá voi lưng gù. (Video: Greenpeace).
Hầu hết các cuộc gọi của cá voi ở Vema Seamount được phát hiện vào ban đêm trong ba ngày liên tiếp. Bên cạnh âm thanh như súng bắn, nhóm nghiên cứu còn ghi lại rất nhiều tiếng kêu lớn, được gọi là "whup", và các cuộc gọi xã giao giống như "tiếng càu nhàu".
Tiếng whup thường được cá voi lưng gù sử dụng để xác định vị trí của nhau, đặc biệt là các cặp mẹ con. Ngoài ra, chúng cũng thường xuất hiện trong các chuyến đi săn, cho thấy Vema Seamount là một môi trường kiếm ăn quan trọng.
"Nghiên cứu của chúng tôi xác nhận rằng những con cá voi đã ghé qua Vema Seamount để kiếm ăn trong hành trình dài vượt đại dương. Những ngọn núi ngầm cung cấp môi trường sống phong phú cho tất cả các loài di cư. Vì vậy, chúng ta cần bảo vệ khẩn cấp đại dương toàn cầu để đảm bảo rằng những môi trường này có thể tiếp tục tồn tại", Thompson nhấn mạnh.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.
