Lần đầu quay được khoảnh khắc bạch tuộc bắn đá vào cá săn mồi

Các nhà làm phim lần đầu tiên quay lại khoảnh khắc một con bạch tuộc bắn đạn đá vào cá săn mồi khi đang ẩn nấp trong vỏ sò, giống như một tay súng bắn tỉa.

Thước phim nằm trong chương trình "Our Ocean" của Netflix cho thấy bạch tuộc dừa (Amphioctopus marginatus) hay còn gọi là bạch tuộc vân bắn những viên đá nhỏ ra từ ống siphon, cấu trúc mà bạch tuộc sử dụng để bơi và điều hướng, vào cá bơi ngang qua, theo Live Science.


Bạch tuộc nấp trong vỏ sò bắn đá vào cá bơi ngang qua. (Ảnh: Netflix).

"Chúng tôi không thể nào tin nổi", Katy Moorhead, trợ lý sản xuất kiêm giám đốc thực địa của chương trình, chia sẻ. "Nó bắn đá vào cá bằng ống siphon. Chưa có ai từng ghi hình bạch tuộc dừa sử dụng ống siphon làm vũ khí trước đây".

Nhóm quay phim ghi hình clip ở độ sâu 9m dưới mặt biển tại Đông Nam Á. Ban đầu, các nhà quay phim tìm hiểu tác động của ô nhiễm rác thải nhựa tới đại dương, tập trung vào con bạch tuộc đơn độc sống giữa đáy biển đầy rác. Nhưng khi xem lại thước phim, họ nhận ra họ đã ghi lại một hành vi hoàn toàn mới.

Cả nhóm quay trở lại chỗ bạch tuộc để tìm hiểu đó có phải hành vi bột phát hay con vật đã tìm ra cơ chế sử dụng ống siphon như súng bắn để ngăn chặn động vật săn mồi. Roger Munns, giám đốc hình ảnh của chương trình, trải qua 110 giờ với con bạch tuộc trong hơn 3 tuần, cuối cùng ghi lại chi tiết hành vi. Nó thu thập đá và mảnh vỡ, tích trữ và sau đó bắn đạn.

Những viên đá bắn ra nhanh đến mức chỉ có thể quan sát ở chế độ chuyển động chậm. "Đối mặt với một con cá lớn trong tình cảnh bị lộ chỗ trốn, bạch tuộc đã bắn thẳng vào mặt con cá", giám đốc sản xuất James Honeyborne, cho biết.

Bạch tuộc dừa thường sống ở môi trường bùn cát tại vùng nước nông. Chúng sống ở khắp Ấn Độ Dương, chui ra khỏi nơi trú ẩn vào bình minh và hoàng hôn để kiếm ăn. Chúng thường trốn trong vỏ sò và vỏ dừa, khép hai mảnh vỏ lại để tạo ra lá chắn. Khi không sử dụng, chúng kéo theo mảnh vỏ, xếp chồng lên nhau và chui vào bên trong, chỉ thò cánh tay ra để di chuyển dọc đáy biển.

Các nhà nghiên cứu đang phân tích hành vi bắn đá của bạch tuộc dừa nhằm hiểu rõ hơn tại sao chúng làm vậy. Theo nhà sản xuất Jonathan Smith, con cá rõ ràng hoảng hốt và bơi đi xa, chứng tỏ đó là biện pháp ngăn chặn kẻ thù hiệu quả.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hình ảnh bi thảm của

Hình ảnh bi thảm của "vua sư tử" những ngày cuối đời

Từng là "vị vua" dũng mãnh đứng đầu đàn với nhiều cá thể, hình ảnh bi thảm của sư tử già những ngày cuối đời khiến không ít người cảm thấy xót xa.

Đăng ngày: 20/06/2025
Top 30 loài rắn độc nhất trên thế giới

Top 30 loài rắn độc nhất trên thế giới

Loài rắn nào là loài chết chóc nhất trên thế giới? Infographic sau đây sẽ cho chúng ta biêt thông tin của 30 loài rắn độc nhất trên thế giới và nơi có thể tìm thấy chúng.

Đăng ngày: 20/06/2025
Hổ mang thủng bụng sau khi nuốt rắn

Hổ mang thủng bụng sau khi nuốt rắn

Tài xế kinh ngạc khi thấy xác rắn hổ mang trên đường với vết thương ở bụng, để lộ một phần bữa ăn của nó là rắn puff adder.

Đăng ngày: 19/06/2025
10 loài động vật mới được phát hiện

10 loài động vật mới được phát hiện

Nhện hổ, chim chích Campuchia hay cá mập Epaulette là những loài động vật mới được phát hiện trong những năm gần đây dù chúng tồn tại lâu nay trên thế giới.

Đăng ngày: 18/06/2025
Vịt biển là gì?

Vịt biển là gì?

Ở Việt Nam có rất nhiều giống vịt khác nhau từ các giống vịt siêu trứng đến vịt siêu thịt hay các loại vịt hoang dã như vịt trời.

Đăng ngày: 17/06/2025
10 loài rắn hiếm nhất hành tinh sắp tuyệt chủng

10 loài rắn hiếm nhất hành tinh sắp tuyệt chủng

Trước sự xâm lấn và phá hủy môi trường sống, các loài rắn hiếm đứng trước bờ vực tuyệt chủng với sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng loài.

Đăng ngày: 17/06/2025
Top 7 loài lợn rừng

Top 7 loài lợn rừng "mạnh mẽ" nhất trong tự nhiên!

Lợn rừng là loài động vật hoang dã được tìm thấy trên khắp thế giới. Chúng có thể rất hung dữ và nguy hiểm, đặc biệt là khi bị thương hoặc cảm thấy bị đe dọa.

Đăng ngày: 15/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News