Lần đầu tiên, các nhà nghiên cứu phát hiện hai siêu hố đen gần nhau chưa từng thấy
Hố đen là một đối tượng thiên văn học rất đáng sợ và không thể quan sát trực tiếp, nhưng chúng có thể được phát hiện bằng các giải pháp vật lý khác. Chúng có khối lượng rất lớn, có thể nặng gấp nhiều lần Mặt trời, và có khả năng hút lại các đối tượng xung quanh chúng.
Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học tìm thấy hai hố đen siêu khối lượng nghiến ngấu vật chất ở gần nhau trong sự kiện hợp nhất thiên hà.
Theo báo cáo tại cuộc họp lần thứ 241 của Hiệp hội Thiên văn học Mỹ diễn ra ở Seattle hôm 9/1, hai hố đen - được phát hiện bởi mạng lưới kính viễn vọng vô tuyến Atacama Large Millimeter/Submilimet (ALMA) trên sa mạc Atacama ở Chile - đang phát triển song song gần trung tâm của hai thiên hà chủ trong sự kiện hợp nhất được gọi là UGC 4211 cách chúng ta khoảng 500 triệu năm ánh sáng.
Các vật thể siêu khối lượng này nặng gấp 125 - 200 triệu lần Mặt trời. Mặc dù bản thân hố đen không thể quan sát thấy trực tiếp, chúng đều được bao quanh bởi các cụm sao và khí phát sáng, thứ bị hút bởi lực hấp dẫn cực mạnh.
Mô phỏng cặp hố đen mới được phát hiện trong UGC 4211. (Ảnh: Michael Koss/ALMA/M. Weiss)
Phân tích bước sóng ánh sáng cho thấy hai hố đen nằm cách nhau chỉ khoảng 750 năm ánh sáng. Đây là khoảng cách gần nhất từng được ghi nhận đối với các hố đen siêu khối lượng.
"Khoảng cách đó khá gần với giới hạn mà chúng ta có thể phát hiện, đó là lý do tại sao khám phá này rất thú vị", đồng tác giả Chiara Mingarelli, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Tính toán (CCA) của Viện Flatiron (CCA) ở New York, nhấn mạnh.
Theo dự đoán, hai hố đen sẽ bắt đầu quay quanh nhau trên quỹ đạo, cuối cùng đâm vào nhau và tạo ra một hố đen lớn hơn. Sự kiện hợp nhất này sẽ tạo ra sóng hấp dẫn mạnh hơn nhiều so với bất kỳ sóng hấp dẫn nào từng được phát hiện trước đây.
Các vụ sáp nhập thiên hà thường diễn ra trong vũ trụ xa xôi nên khó nhìn thấy bằng kính viễn vọng trên Trái đất, nhưng đài thiên văn ALMA là một ngoại lệ. Mạng lưới ăng-ten nhạy cảm của nó cho phép nhìn xuyên qua các đám mây khí và bụi dày đặc để quan sát hạt nhân của thiên hà với độ phân giải cao.
Khám phá mới cho thấy sự kiện hợp nhất giữa các cặp hố đen siêu khối lượng có thể phổ biến hơn so với suy nghĩ trước đây, mở ra cơ hội nghiên cứu sóng hấp dẫn trong tương lai.

Nếu Mặt trời đột ngột biến mất, chuyện gì sẽ xảy ra? Khoa học vào cuộc, kết quả bất ngờ!
Nếu không có Mặt trời giữ Trái ddất trên quỹ đạo, hành tinh của chúng ta có thể sẽ bắt đầu trôi vào không gian. Trong khi đó nhân loại phải cố gắng sống sót một cách tuyệt vọng.

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Ảnh sốc từ NASA/ESA: "Cửa sổ" vượt thời gian 2 tỉ năm cho chúng ta?
Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được một vòng ánh sáng khổng lồ là 2 thiên hà va chạm.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng
