Lần đầu tiên chụp ảnh trực tiếp 2 “hành tinh từ hư không”

Một hệ thống gồm 4 thế giới lạ lùng vừa được các nhà thiên văn học chụp ảnh trực tiếp, trong đó có hai vật thể nằm lưng chừng giữa trạng thái hành tinh và sao.

Theo Sci-News, cụm thế giới vừa được chụp ảnh là một hệ sao đôi mang tên HIP 81208 và hai vật thể đi kèm khác, nằm cách chúng ta 486 năm ánh sáng, trong chòm sao Thiên Yết.

Đó là một hệ sao trẻ chỉ mới 17 triệu năm tuổi, với ngôi sao sáng nhất là HIP 81208A và một sao lùn đỏ HIP 81208C quay xung quanh ngôi sao chính.

Lần đầu tiên chụp ảnh trực tiếp 2 “hành tinh từ hư không”
Hệ sao độc đáo trong bức ảnh chụp trực tiếp, với C và Cb được phóng to - (Ảnh: ESO).

Hệ sao này quá trẻ và chưa có hành tinh, nhưng được biết đến với một "hành tinh từ hư không", hay còn gọi là "ngôi sao thất bại" mang tên HIP 81208B, nằm ngay bên cạnh ngôi sao A sáng nhất.

Nó là loại vật thể được gọi là "sao lùn nâu".

Trong quá trình chụp ảnh trực tiếp bằng thiết bị SPHERE được lắp đặt trên Kính viễn vọng Very Large của Đài Thiên văn Nam Âu (ESO) đặt tại Chile, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi nhà thiên văn Antonie Chomez từ Đài quan sát Paris (Pháp) đã phát hiện ra một vật thể bí ẩn khác.

Nó được gọi là HIP 81208Cb, nằm cạnh ngôi sao lùn đỏ, có khối lượng khoảng 15 lần Sao Mộc, khiến nó nằm chênh vênh giữa ranh giới các "siêu sao Mộc" và sao lùn nâu.

Theo bài công bố vừa được xuất bản trên tạp chí Astronomy & Astrophysics, đây vừa là hệ thống bốn vật thể ở các cấp độ khác nhau được khám phá nhờ chụp ảnh trực tiếp, vừa cho thấy tiềm năng của công cụ SPHERE.

Phát hiện này sẽ mở đường cho một loạt các nghiên cứu về hệ thống thú vị nói trên, nhất là hai ngôi sao lùn nâu.

Sao lùn nâu là cách gọi một dạng vật thể nằm giữa hai khái niệm sao và hành tinh. Chúng quá nhỏ để duy trì phản ứng nhiệt hạch trong lõi như một ngôi sao, nhưng lại quá lớn so với các hành tinh.

Chúng sinh ra "từ hư không" như các ngôi sao, tức từ các đám mây khí bụi trong không gian giữa các vì sao, thay vì từ đĩa tiền hành tinh của một ngôi sao khác. Tuy nhiên chúng cũng không có khả năng quy tụ một đĩa khí bụi quanh mình để rồi sinh ra hành tinh như các ngôi sao khác.

Vì vậy, sao lùn nâu còn được ví như một "ngôi sao thất bại" hoặc "hành tinh cao cấp", cô đơn và bí ẩn, luôn là hứng thú đặc biệt đối với giới thiên văn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc phát hiện tín hiệu từ hệ sao ba trong thế giới thực

Trung Quốc phát hiện tín hiệu từ hệ sao ba trong thế giới thực

Các nhà khoa học ở Trung Quốc đã tiết lộ chi tiết chưa từng có về hệ 3 ngôi sao trẻ, làm sáng tỏ cách thức hoạt động của những hệ thống phức tạp y trong vũ trụ.

Đăng ngày: 21/09/2023
Bức ảnh kinh ngạc về cực Nam Mặt trăng:

Bức ảnh kinh ngạc về cực Nam Mặt trăng: "Hố địa ngục" -183 độ hiện lên rõ ràng

Bức ảnh hiếm thấy này là kết quả từ sức mạnh công nghệ tinh tế của NASA.

Đăng ngày: 21/09/2023
Gia tốc lỗ đen: Phương pháp mới, có thể giúp con người di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng!

Gia tốc lỗ đen: Phương pháp mới, có thể giúp con người di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng!

Gia tốc lỗ đen, vốn là một điều tưởng tượng trong khoa học viễn tưởng, nhưng ở thời điểm hiện tại, nó đang dần trở thành hiện thực.

Đăng ngày: 20/09/2023
Công ty Nhật Bản nghiên cứu biến chất thải của bò thành nhiên liệu tên lửa

Công ty Nhật Bản nghiên cứu biến chất thải của bò thành nhiên liệu tên lửa

Một công ty sản xuất hóa chất của Nhật Bản đang nghiên cứu tạo ra khí methane sinh học dạng lỏng từ chất thải của bò để sử dụng làm nhiên liệu tên lửa.

Đăng ngày: 20/09/2023
Phi hành gia trong tương lai liệu có tìm thấy băng ở hai cực Mặt trăng?

Phi hành gia trong tương lai liệu có tìm thấy băng ở hai cực Mặt trăng?

Băng chắc chắn đã được xác định có trên Mặt Trăng, nó là nguồn cảm hứng cho các quốc gia lên kế hoạch thuộc địa hành tinh này. Trên thực tế, trong các miệng hố va chạm có tồn tại một lượng băng lớn?

Đăng ngày: 20/09/2023
Tiết lộ về thế giới ngoài hành tinh

Tiết lộ về thế giới ngoài hành tinh "bắt cóc" tàu NASA

Tàu NASA mang tên OSIRIS-REx đã đối diện với một thế giới có hình dáng và hoạt động hoàn toàn khác so với mong đợi và suýt nữa đã không thể trở về Trái Đất.

Đăng ngày: 20/09/2023
Một vật thể ma quái đang bẻ cong thiên hà chứa Trái đất

Một vật thể ma quái đang bẻ cong thiên hà chứa Trái đất

Chiếc đĩa ánh sáng khổng lồ của thiên hà Milky Way bị cong vênh và xoắn lại khó hiểu. " Hung thủ" có thể là thứ phổ biến nhất và cũng ma quái, bí ẩn nhất vũ trụ.

Đăng ngày: 19/09/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News