Lần đầu tiên dùng drone chở phổi cấy ghép tới bệnh viện

Lần đầu tiên các bác sĩ dùng drone chở phổi hiến tặng để cấy ghép an toàn và nhanh chóng giữa hai bệnh viện trong chuyến bay kéo dài 6 phút.

Lần đầu tiên dùng drone chở phổi cấy ghép tới bệnh viện
Chiếc drone chở lá phổi dùng để cấy ghép. (Ảnh: CBC)

Chuyến bay diễn ra vào 1 giờ sáng ngày 25/9 theo giờ địa phương. Lá phổi được chở từ bệnh viện Tây Toronto tới bệnh viện Trung tâm Toronto. Kỹ sư 63 tuổi Alain Hodak trở thành người đầu tiên trong lịch sử nhận lá phổi cấy ghép vận chuyển bằng drone. Sáng kiến vận chuyển này có tiềm năng thúc đẩy tốc độ cấy ghép tạng từ người hiến tặng tới người tiếp nhận, đặc biệt ở khu đô thị. Thời gian vài phút có thể quyết định sinh tử của bệnh nhân chờ cấy ghép, đóng vai trò thiết yếu giúp đảm bảo nội tạng có thể hoạt động sau phẫu thuật.

Duy trì đủ oxy cho lá phổi và giữ cho bộ phận này hoạt động là một thách thức lớn. Trên thực tế, 80% phổi hiến tặng không thể dùng để cấy ghép vì lý do này. "Đây là một bước ngoặt đối với cả ngành hàng không và y tế", Mikaël Cardinal, phó chủ tịch chương trình quản lý hệ thống vận chuyển nội tạng ở Unither Bioélectronique, công ty phát triển drone, cho biết.

Chuyến bay tiên phong chỉ kéo dài 6 phút, nhưng nhóm kỹ sư ở Unither Bioélectronique mất 18 tháng để chuẩn bị cho drone cất cánh. Họ thiết kế một hộp chứa bằng sợi carbon siêu nhẹ có thể chịu thay đổi về độ cao, áp suất và độ rung. Các kỹ sư tiến hành nhiều chuyến bay thử nghiệm bằng hình nộm. Hộp chứa được gắn dù và hệ thống định vị trước khi sử dụng cho chuyến bay.

Tuy nhiên, lá phổi do Unither Bioélectronique vận chuyển không phải nội tạng đầu tiên chở bằng drone. Drone từng được dùng để chở một quả thận ở Baltimore năm 2019. Nhóm kỹ sư hy vọng thành công của thử nghiệm có thể mở đường cho hoạt động vận chuyển nội tạng bán tự động, giúp tăng mức độ sẵn có và phân phối hiệu quả nội tạng để cấy ghép.

Unither Bioélectronique cũng đang hướng tới mở rộng tầm hoạt động thông qua phát triển drone có thể bay xa 160 km và tiến đến 320km. Họ dự định dùng drone để vận chuyển phổi, tim và thận trên khắp Bắc Mỹ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hóa chất trong hộp xốp, kem đánh răng có thể gây tử vong sớm

Hóa chất trong hộp xốp, kem đánh răng có thể gây tử vong sớm

Nhóm chuyên gia tại Mỹ cảnh báo các hóa chất tổng hợp phthalates có trong hộp xốp nhựa, kem đánh răng, dầu gội, nước hoa góp phần khiến hàng chục nghìn người tử vong sớm mỗi năm.

Đăng ngày: 15/10/2021
Căn bệnh khiến cô gái Tây Ban Nha cao hơn 2m

Căn bệnh khiến cô gái Tây Ban Nha cao hơn 2m

Sau 7 năm, Rumeysa Gelgi cao thêm 2 cm và tiếp tục ghi danh vào Sách Kỷ lục Guinness Thế giới.

Đăng ngày: 15/10/2021
Bạn có đang trải qua 'hội chứng sợ ngày chủ nhật'?

Bạn có đang trải qua 'hội chứng sợ ngày chủ nhật'?

Đã bao giờ bạn cảm thấy lo lắng, bồn chồn từ trưa đến tối chủ nhật khi nghĩ về một tuần dài sắp đến?

Đăng ngày: 10/10/2021
Xuất hiện dịch cúm gia cầm mới với tỷ lệ tử vong là 50%

Xuất hiện dịch cúm gia cầm mới với tỷ lệ tử vong là 50%

Số trường hợp được xác nhận mắc cúm gia cầm H5N6 ở tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc đã tăng mạnh trong vài tháng qua.

Đăng ngày: 09/10/2021
Phát hiện hợp chất ngăn bệnh Alzheimer trong cây húng tây

Phát hiện hợp chất ngăn bệnh Alzheimer trong cây húng tây

Các chuyên gia từ Đại học Y South Florida của Mỹ tìm thấy hợp chất fenchol trong cây húng tây có thể làm giảm độc tính thần kinh trong não.

Đăng ngày: 09/10/2021
Thành tựu lịch sử: Thế giới vừa có vắc xin chống sốt rét đầu tiên dành cho trẻ em

Thành tựu lịch sử: Thế giới vừa có vắc xin chống sốt rét đầu tiên dành cho trẻ em

Theo ông Ghebreyesus, vắc xin kết hợp với các công cụ hiện có nhằm ngăn ngừa sốt rét có thể cứu mạng hàng chục nghìn trẻ em mỗi năm.

Đăng ngày: 08/10/2021
Các nhà khoa học điều chế chất độc tự nhiên làm thuốc chữa bệnh

Các nhà khoa học điều chế chất độc tự nhiên làm thuốc chữa bệnh

Các nhà khoa học đang tách chất độc trong tự nhiên để tìm hiểu cơ chế hoạt động của những thành phần phân tử trong đó.

Đăng ngày: 04/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News