Lần đầu tiên, ESA bắt được "sao ma quỷ" làm bằng vật chất tối?

Điểm dị thường trong dữ liệu của vệ tinh lập bản đồ bầu trời Gaia của Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) rất có thể là "ngôi sao trong truyền thuyết" - sao boson - được làm bằng vật chất tối.

Hai nhà vật lý thiên văn Alexandre M. Pombo và Inppocratis D. Saltas từ Viện Vật lý thuộc Học viện Khoa học Czech đã phân tích dữ liệu của Gaia chụp một cặp vật thể vô cùng kỳ lạ, từng được cho là một ngôi sao quay quanh một lỗ đen.

Đó là một cặp đôi nằm cách nhau 1,4 đơn vị thiên văn (AU, bằng khoảng các Mặt trời - Trái Đất) và quay quanh nhau mỗi 188 ngày.

Lần đầu tiên, ESA bắt được sao ma quỷ làm bằng vật chất tối?
Ánh đồ họa mô tả về cặp sao bí ẩn, với một trong hai có thể là "sao ma quỷ" làm bằng vật chất tối - (Ảnh: NASA).

Theo tờ Space, vật thể đầu tiên trong cặp đôi rất dễ giải thích. Đó là một ngôi sao có khối lượng khoảng 0,93 lần khối lượng Mặt trời và thành phần hóa học cũng gần giống.

Nhưng người bạn đồng hành của nó bí ẩn hơn nhiều. Dữ liệu Gaia cho phép các nhà khoa học "cân" nó, cho thấy đó là một vật thể khổng lồ có khối lượng gấp 11 lần Mặt trời. Tuy vậy, không thể nhìn thấy nó. Đó là một thứ gì đó vô hình.

Ban đầu, người ta nghi ngờ đó là một lỗ đen. Cặp đôi lỗ đen - sao vốn không có gì bất thường trong vũ trụ, trong đó lỗ đen khối lượng thấp được hình thành từ một ngôi sao khổng lồ bị cạn năng lượng, chết đi và sụp đổ.

Nhưng các thông số mà hệ sao cung cấp không hoàn toàn khớp với giả thuyết đó. Người ta bắt đầu nghi ngờ đó phải là thứ gì kỳ lạ hơn nhiều. Nghiên cứu mới, vừa công bố trực tuyến trên arXiv, chỉ ra rằng đó phải là "sao boson".

Boson là từ những chỉ những hạt mang các lực tự nhiên, ví dụ photon là một boson mang lực điện từ. Vật chất tối được thiên văn học xem như một loại boson mới và từ đó người ta chỉ ra khả năng tồn tại của một vật thể giả thuyết mới đó là sao boson, ngôi sao làm hoàn toàn bằng vật chất tối.

Không thể nhìn thấy loại "sao ma quỷ" này một cách trực tiếp, nhưng có thể "nhìn" gián tiếp thông qua cách nó tương tác với những thứ xung quanh, ví dụ như ngôi sao đồng hành.

Khớp giả thuyết này với dữ liệu Gaia, các nhà khoa học Czech tin rằng có thể thứ gây bối rối cho họ chính là "ngôi sao trong truyền thuyết" đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Núi rác quần áo hơn 39.000 tấn ở sa mạc Atacama, Chile nhìn từ vũ trụ

Núi rác quần áo hơn 39.000 tấn ở sa mạc Atacama, Chile nhìn từ vũ trụ

Bãi rác khổng lồ chứa quần áo " thời trang nhanh" ở sa mạc Atacama lớn đến mức các vệ tinh có thể quan sát rõ.

Đăng ngày: 25/05/2023
Tín hiệu vô tuyến từ một ngôi sao sắp chết sẽ như thế nào?

Tín hiệu vô tuyến từ một ngôi sao sắp chết sẽ như thế nào?

Khi những ngôi sao như Mặt trời chết đi, chúng có xu hướng phát ra tiếng thút thít chứ không phải tiếng nổ.

Đăng ngày: 25/05/2023
Mỹ và Trung Quốc

Mỹ và Trung Quốc "chia sẻ" Mặt trăng ra sao?

Cả 2 quốc gia đều đặt mục tiêu nghiên cứu xung quanh hố Shackleton gần cực nam của Mặt trăng, một vị trí thích hợp để hạ cánh và có thể chứa nước.

Đăng ngày: 25/05/2023
Phát hiện nấm mồ của trạm đổ bộ Nhật Bản trên Mặt trăng

Phát hiện nấm mồ của trạm đổ bộ Nhật Bản trên Mặt trăng

Tàu quay quanh quỹ đạo Lunar Reconnaissance của NASA phát hiện những mảnh vỡ của trạm đổ bộ tư nhân Nhật Bản hạ cánh thất bại trên Mặt Trăng hồi tháng 4.

Đăng ngày: 25/05/2023
NASA chụp cận cảnh

NASA chụp cận cảnh "mặt trăng bị tra tấn" bởi hành tinh mẹ

Tàu vũ trụ trụ Juno của NASA đã chụp được khoảnh khắc " hỏa ngục" đáng sợ của mặt trăng mang tên nữ thần Hy Lạp xinh đẹp Io.

Đăng ngày: 23/05/2023
Tìm được ngôi sao

Tìm được ngôi sao "quái vật vũ trụ" lớn gấp 10.000 lần Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian James Webb đã tìm thấy dấu vết hóa học của các ngôi sao siêu lớn, gấp 10.000 lần Mặt Trời, hình thành 440 triệu năm sau Vụ nổ lớn Big Bang.

Đăng ngày: 23/05/2023
SpaceX thử công nghệ bảo vệ bệ phóng tàu Starship

SpaceX thử công nghệ bảo vệ bệ phóng tàu Starship

SpaceX đang kiểm tra công nghệ giúp gia cố mặt bệ phóng để chịu sức mạnh khổng lồ của động cơ đẩy tên lửa Starship cất cánh.

Đăng ngày: 23/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News