Lần đầu tiên ghi được hình ảnh hình thành bão khổng lồ trên sao Hải vương

Kính thiên văn Hubble đã lần đầu tiên ghi lại được hình ảnh hình thành cơn bão khổng lồ trên sao Hải vương (Neptune).

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, công bố ngày 25/3 trên tạp chí Geophysical Research Letters, cho thấy một trong số những cơn bão khổng lồ trên sao Hải vương (còn được giới chuyên gia gọi là Great Dark Spot) bắt nguồn sâu hơn nhiều trong bầu khí quyển của hành tinh này so với chúng ta thường nghĩ.

Trong quá trình phân tích các hình ảnh từ Hubble về một cơn bão nhỏ hơn - xuất hiện năm 2015, các nhà khoa học Mỹ đã tình cờ phát hiện những đám mây nhỏ, trắng sáng ở khu vực này - nơi cơn bão khổng lồ Great Dark Spot xuất hiện sau đó (vào năm 2018).

Lần đầu tiên ghi được hình ảnh hình thành bão khổng lồ trên sao Hải vương
Những cơn bão trên sao Hải vương hình thành theo chu kỳ 4-6 năm/lần.

Những đám mây trên được hình thành từ các tinh thể băng methane, có màu trắng sáng. Các nhà khoa học cho rằng những đám mây methane này sẽ đi kèm những cơn bão bằng cách lơ lửng phía trên chúng, giống như những đám mây hình lăng trụ mà chúng ta thường thấy trên đỉnh những ngọn núi cao ở Trái Đất.

Những hình ảnh thiết lập trên máy tính về bầu khí quyển ở sao Hải vương cho thấy cơn bão khởi nguồn càng sâu, những đám mây đồng hành với nó càng sáng hơn.

Trong một nghiên cứu tương tự đăng trên Tạp chí Thiên văn (Astronomical Journal) ngày 25/3, các nhà khoa học cho biết những cơn bão trên sao Hải vương hình thành theo chu kỳ 4-6 năm/lần. Mỗi cơn bão thường kéo dài 2 năm và tối đa là 6 năm.

Nhà khoa học Michael Wong thuộc trường Đại học California cho biết: "Chúng tôi chưa bao giờ trực tiếp đo sức gió trong các cơn bão của sao Hải vương, tuy nhiên chúng tôi ước tính vận tốc gió khoảng 100 mét/giây, khá tương đồng với sức gió trong các cơn bão trên sao Mộc (Jupiter) - còn được gọi là Great Red Spot".

Các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng gió trong các cơn bão ở sao Hải vương từ từ thổi qua các vĩ độ, chứ không giống như gió bão trên sao Mộc - nơi gần như giữ nguyên vĩ độ trong ít nhất 350 năm.

Theo các nhà khoa học, những phát hiện mới nêu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu các ngoại hành tinh có kích thước tương đương và kết cấu tương tự. Hiện đã có tổng cộng 6 hệ thống bão được phát hiện kể từ khi các chuyên gia đặt mục tiêu nghiên cứu sao Hải vương.

Tàu vũ trụ Voyager 2 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã xác định 2 cơn bão trong năm 1989, trong khi đó kính thiên văn Hubble cũng đã quan sát 4 cơn bão kể từ khi được triển khai từ năm 1990.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hai nhà du hành nữ

Hai nhà du hành nữ "bị từ chối" ra ngoài không gian vì... thiếu trang phục

NASA đã hủy chuyến đi bộ ra ngoài không gian đầu tiên trong lịch sử thế giới của 2 nhà du hành vũ trụ nữ do thiếu quần áo vũ trụ phù hợp kích cỡ.

Đăng ngày: 27/03/2019
CERN đã tìm thấy manh mối của phản vật chất

CERN đã tìm thấy manh mối của phản vật chất

Ngày 21/3/2019, việc CERN công bố đã tìm ra manh mối của phản vật chất là một thông tin gây chấn động trong giới khoa học và được đánh giá đây là một kết quả lớn trong ngành Vật lý Hạt.

Đăng ngày: 26/03/2019
Giả thuyết mới: Ta có thể tận dụng năng lượng từ hố đen để du hành Vũ trụ

Giả thuyết mới: Ta có thể tận dụng năng lượng từ hố đen để du hành Vũ trụ

Từ rất lâu trước khi những tên lửa và phi hành gia đầu tiên được đưa vào vũ trụ, con người đã luôn khao khát giấc mơ được đặt chân đến những hành tinh khác.

Đăng ngày: 24/03/2019
NASA công bố hình ảnh vụ nổ thiên thạch gấp 10 lần bom nguyên tử Hiroshima

NASA công bố hình ảnh vụ nổ thiên thạch gấp 10 lần bom nguyên tử Hiroshima

NASA) ngày 22/3 đã công bố các hình ảnh vệ tinh của một vụ nổ thiên thạch cường độ mạnh trên biển Bering.

Đăng ngày: 24/03/2019
Tìm thấy những vật thể khổng lồ bí ẩn ở trung tâm của thiên hà

Tìm thấy những vật thể khổng lồ bí ẩn ở trung tâm của thiên hà

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã phát hiện ra các cấu trúc mới chưa rõ nguồn gốc trong Dải Ngân hà.

Đăng ngày: 23/03/2019
NASA trực tiếp khoảnh khắc phi hành gia bước ra ngoài vũ trụ thực hiện sứ mệnh

NASA trực tiếp khoảnh khắc phi hành gia bước ra ngoài vũ trụ thực hiện sứ mệnh

Hai phi hành tra của NASA sẽ đặt chân ra ngoài không gian làm nhiệm vụ trong khoảng thời gian 6,5 giờ.

Đăng ngày: 23/03/2019
Phát hiện

Phát hiện "Hệ mặt trời" lạ có hành tinh thuộc vùng sự sống

NASA vừa khám phá một hệ hành tinh kỳ lạ sở hữu một siêu trái đất và 2 tiểu Hải Vương Tinh, trong đó có một hành tinh đủ điều kiện cho sinh vật cực đoan sống sót.

Đăng ngày: 23/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News