Lần đầu tiên ghi hình được cá mập miệng to bơi theo cặp

Cá mập miệng to đực, dài khoảng 3,7m, con lớn hơn dài 4,6m và chưa rõ giới tính, bơi cùng nhau với các giả thuyết chúng đang tán tỉnh hoặc kiếm ăn.


Đôi cá mập miệng to, trong đó con nhỏ hơn là con đực, bơi gần thuyền đánh cá. (Video: Andrew Chang/David Stabile).

Dù là một trong những loài cá lớn nhất đại dương, cá mập miệng to (Megachasma pelagios) vô cùng bí ẩn và giới khoa học biết rất ít về quá khứ cũng như đặc điểm sinh học của chúng, IFL Science hôm 27/3 đưa tin. Loài vật này mới chỉ được bắt gặp 273 lần kể từ năm 1976 và người ta chưa từng thấy hai con cá mập miệng to bơi cùng nhau cho đến năm ngoái.

Ngày 11/9/2022, ngoài khơi bờ biển San Diego, California, Mỹ, những người đi câu phát hiện hai con cá mập miệng to. Họ ghi lại những thước phim ngắn về chúng và thông qua mạng xã hội, thước phim được chuyển cho các nhà khoa học. Nhóm chuyên gia tiến hành phân tích video và phỏng vấn những người trên thuyền. Nghiên cứu của họ được công bố trên tạp chí Environmental Biology of Fishes.

Đôi cá mập bơi cách thuyền đánh cá khoảng 45 - 60m. Con lớn hơn, dài khoảng 4,6m, dường như đang lượn quanh con nhỏ hơn, dài 3,7m. Con nhỏ hơn, được xác định là con đực, tiếp tục bơi xuống sâu hơn khi thuyền đến gần. Sau đó, con lớn hơn (chưa rõ giới tính) bơi về phía thuyền ở độ sâu khác.

Cặp cá mập không ăn trong thời gian này. Con lớn hơn vài lần di chuyển qua gần thuyền, trong khi con đực hầu như vẫn ở dưới vùng nước sâu, ngoại trừ một lần chậm rãi nổi lên mặt nước, gần mạn thuyền.

Lần đầu tiên ghi hình được cá mập miệng to bơi theo cặp
Cá mập miệng to đực nhỏ hơn bơi phía dưới con cá mập lớn. (Ảnh: Environmental Biology of Fishes).

Nhóm nghiên cứu đưa hai giả thuyết chính về lý do đôi cá mập miệng to bơi cùng nhau:

Đầu tiên là chúng cùng đi kiếm ăn. Giới khoa học mới chỉ biết rất ít về chế độ ăn của loài vật này, nhưng chúng được cho là loài ăn lọc, chủ yếu ăn nhuyễn thể, mực và các sinh vật mềm khác. Dù những người quay phim không thấy chúng có hành vi kiếm ăn, nhưng có thể sự xuất hiện của thuyền đánh cá đã quấy nhiễu chúng. Người trên thuyền cũng báo cáo rằng khi đó có nhiều cá mặt trăng và sinh vật mềm ở xung quanh. Cá mặt trăng và cá mập miệng to thường xuyên được bắt gặp cùng nhau và cả hai đều ăn các sinh vật mềm.

Giả thuyết thứ hai là đôi cá mập miệng to đang thực hiện hành vi tán tỉnh. Nhóm nghiên cứu cho rằng hành vi bám theo con lớn hơn của cá mập đực tương tự như hành vi tán tỉnh ở các loài cá mập khác. Họ cũng cho biết, ở các loài cá mập khác, cơ hội giao phối có thể xuất hiện khi có sự tụ tập kiếm ăn. Không có nỗ lực giao phối nào diễn ra trong lúc đôi cá mập chạm trán với chiếc thuyền, nhưng nhà nghiên cứu lưu ý rằng việc bắt gặp cá mập giao phối, đặc biệt là loài ăn lọc, cực kỳ hiếm.

Dựa vào video và những hiểu biết trước đó, nhóm nghiên cứu kết luận, hai con cá mập rất có thể đang thực hiện hành vi trước giao phối. Họ cũng nhận xét, với sự phát triển của mạng xã hội, nhận thức và giao thông trên biển, những báo cáo tương tự có thể trở nên phổ biến hơn và mang lại thông tin chi tiết hơn về cuộc sống của những con cá mập miệng to bí ẩn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá mập hổ cát quý hiếm bị chặt mất đầu khi mắc cạn

Cá mập hổ cát quý hiếm bị chặt mất đầu khi mắc cạn

Các nhà nghiên cứu đang kêu gọi trả lại đầu con cá mập hổ cát trôi dạt vào bờ biển Lepe ở Anh, khi đây là loài vật quý hiếm có thể phục vụ cho mục đích khoa học.

Đăng ngày: 23/03/2023
Poster phim

Poster phim "Nàng tiên cá" bị châm biếm vì sai kiến thức khoa học cơ bản

Hình poster để quảng bá cho bộ phim " Nàng tiên cá" phiên bản người đóng do hãng phim Disney sản xuất đã khiến nhiều nhà sinh vật học bức xúc vì sai trầm trọng kiến thức khoa học.

Đăng ngày: 20/03/2023
Chiêm ngưỡng loài động vật săn mồi kỳ lạ dưới biển sâu

Chiêm ngưỡng loài động vật săn mồi kỳ lạ dưới biển sâu

Vùng biển bờ Tây của Bắc Mỹ đang đứng trước nguy cơ trở thành vùng biển chết, và chỉ có thể được giải cứu nếu loài động vật ăn thịt này phục hồi.

Đăng ngày: 19/03/2023
Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật

Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật

Một con cá voi dị dạng kỳ lạ đã được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha.

Đăng ngày: 18/03/2023
Dùng camera điều khiển từ xa, chuyên gia vô tình tìm thấy

Dùng camera điều khiển từ xa, chuyên gia vô tình tìm thấy "hoa biển" quý hiếm dài 2m dưới đáy Thái Bình Dương

Đoạn phim mà các nhà khoa học công bố cho thấy một " bông hoa biển" với xúc tu khổng lồ đang lặng lẽ bắt mồi dưới đáy của Thái Bình Dương ở độ sâu 2.994m.

Đăng ngày: 17/03/2023
Thảm rong biển dài hơn 8.000km đe dọa các bãi biển tại Mỹ

Thảm rong biển dài hơn 8.000km đe dọa các bãi biển tại Mỹ

Việc lượng lớn tảo biển nở hoa trôi dạt vào các bờ biển ở Mỹ và Mexico khiến giới khoa học lo ngại về nhiều hậu quả cho hệ sinh thái ven biển và con người.

Đăng ngày: 16/03/2023
Thợ lặn Czech gây kinh ngạc với kỷ lục không tưởng dưới hồ băng

Thợ lặn Czech gây kinh ngạc với kỷ lục không tưởng dưới hồ băng

David Vencl đã lặn dưới lớp băng ở độ sâu hơn 50m tại hồ Sils của Thụy Sĩ hôm 14/3 mà không cần đồ lặn.

Đăng ngày: 16/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News