Poster phim "Nàng tiên cá" bị châm biếm vì sai kiến thức khoa học cơ bản

Hình poster để quảng bá cho bộ phim "Nàng tiên cá" phiên bản người đóng do hãng phim Disney sản xuất đã khiến nhiều nhà sinh vật học bức xúc vì sai trầm trọng kiến thức khoa học.

Bộ phim "The Little Mermaid" (Nàng tiên cá) phiên bản người đóng do hãng phim Disney sản xuất đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ khán giả khi chọn nữ diễn viên da màu Halle Bailey để vào vai nàng tiên cá Ariel, vốn đã rất quen thuộc với hình ảnh một cô gái da trắng tóc đỏ trong bộ phim hoạt hình cùng tên ra mắt vào năm 1989.

Mới đây, bộ phim này tiếp tục trở thành chủ đề gây tranh cãi và bị nhiều cư dân mạng đem ra châm biếm vì sai kiến thức về khoa học.

Theo đó, để quảng bá cho bộ phim "Nàng tiên cá" phiên bản người đóng, dự kiến sẽ được ra rạp vào cuối tháng 5 tới đây, hãng phim Disney vừa tung ra poster chính thức của phim. Nội dung của poster cho thấy nữ diễn viên Halle Bailey, trong vai nàng tiên cá, ngồi ngay chính giữa và xung quanh có rất nhiều sinh vật biển khác nhau.

Tuy nhiên, nhiều nhà sinh vật học đã lập tức nhận ra điều bất ổn trong tấm poster này.

Theo Spark Chao, tiến sĩ ngành sinh vật biển, hiện đang làm việc tại Bảo tàng Khoa học và Công nghệ Biển Quốc gia Đài Loan, những sinh vật biển xuất hiện trong tấm poster không thể xuất hiện cùng nhau, khi chúng sống tại những đại dương khác nhau.

Đáng chú ý, trong tấm poster còn xuất hiện cả những loài cá nước ngọt, vốn không thể sống trong nước biển. Đây là kiến thức khoa học cơ bản mà ai cũng biết, nhưng không rõ vì sao đoàn làm phim lại phạm sai lầm nghiêm trọng như vậy.

Poster phim Nàng tiên cá bị châm biếm vì sai kiến thức khoa học cơ bản
Poster chính thức của phim nàng tiên cá.

Spark Chao cũng nhận ra rằng chú cua Sebastian, bạn thân của nàng tiên cá Ariel, vốn là một con cua hoàng đế trong phim hoạt hình, nhưng đã được Disney cải biên lại thành một con cua đất đỏ trong phiên bản phim người đóng. Điều đáng nói, cua đất là loài cua sống trên cạn chứ không phải sống dưới biển, do vậy, việc Sebastian trở thành bạn thân và bơi lội cùng nàng tiên cá Ariel là điều không thể xảy ra.

Bài đăng của Spark Chao trên Facebook đã nhanh chóng "gây sốt" mạng xã hội. Nhiều cư dân mạng đã châm biếm hãng phim Disney vì những sai sót khó chấp nhận trong một bộ phim về đại dương.

"Có vẻ như các nhà làm phim Disney đã quên không tham khảo các nhà sinh vật học khi thực hiện bộ phim này. Hay đối với họ đây chỉ là những chi tiết nhỏ nên không ai chú ý đến?", một người dùng Facebook bình luận.

Một vài ý kiến cho rằng bộ phim "Nàng tiên cá" là phim giả tưởng được chuyển thể từ cổ tích, do vậy không nên áp dụng các kiến thức khoa học ngoài đời sống vào phim. Tuy nhiên, nhiều người đã phản bác ý kiến này và cho rằng sai sót ở poster của phim cho thấy sự cẩu thả khó chấp nhận của đoàn làm phim.

Cùng với poster, Disney cũng vừa đăng tải trailer trọn vẹn của bộ phim "Nàng tiên cá" lên Youtube. Chỉ sau ít ngày, video này đã thu hút hơn 8,5 triệu lượt xem, nhưng cùng với đó là "cơn bão" Dislike, khi có đến 90% lượt bày tỏ cảm xúc cho video này là "Dislike" (Không thích) và chỉ 10% lượt nhấn "Thích".

Poster phim Nàng tiên cá bị châm biếm vì sai kiến thức khoa học cơ bản
Hình ảnh nàng tiên cá chơi đùa với một chú cá nóc xuất hiện trong trailer của phim, tuy nhiên, chi tiết cá nóc phình lớn cơ thể lên như quả bóng cho thấy nó đang hoảng sợ, thay vì thích thú chơi đùa cùng nàng tiên cá. (Ảnh cắt từ clip).

Những phản ứng của khán giả và cư dân mạng cho thấy việc Disney thay đổi quá nhiều so với nguyên tác đã khiến nhiều người cảm thấy không hài lòng, nhất là khi bộ phim hoạt hình "Nàng tiên cá" ra mắt vào năm 1989 đã rất thành công và gắn liền với tuổi thơ của không ít người. Nhiều người đã chỉ trích Disney đang phá hủy tuổi thơ của họ với bộ phim "Nàng tiên cá" phiên bản người đóng này.


Trailer phim nàng tiên cá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chiêm ngưỡng loài động vật săn mồi kỳ lạ dưới biển sâu

Chiêm ngưỡng loài động vật săn mồi kỳ lạ dưới biển sâu

Vùng biển bờ Tây của Bắc Mỹ đang đứng trước nguy cơ trở thành vùng biển chết, và chỉ có thể được giải cứu nếu loài động vật ăn thịt này phục hồi.

Đăng ngày: 19/03/2023
Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật

Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật

Một con cá voi dị dạng kỳ lạ đã được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha.

Đăng ngày: 18/03/2023
Dùng camera điều khiển từ xa, chuyên gia vô tình tìm thấy

Dùng camera điều khiển từ xa, chuyên gia vô tình tìm thấy "hoa biển" quý hiếm dài 2m dưới đáy Thái Bình Dương

Đoạn phim mà các nhà khoa học công bố cho thấy một " bông hoa biển" với xúc tu khổng lồ đang lặng lẽ bắt mồi dưới đáy của Thái Bình Dương ở độ sâu 2.994m.

Đăng ngày: 17/03/2023
Thảm rong biển dài hơn 8.000km đe dọa các bãi biển tại Mỹ

Thảm rong biển dài hơn 8.000km đe dọa các bãi biển tại Mỹ

Việc lượng lớn tảo biển nở hoa trôi dạt vào các bờ biển ở Mỹ và Mexico khiến giới khoa học lo ngại về nhiều hậu quả cho hệ sinh thái ven biển và con người.

Đăng ngày: 16/03/2023
Thợ lặn Czech gây kinh ngạc với kỷ lục không tưởng dưới hồ băng

Thợ lặn Czech gây kinh ngạc với kỷ lục không tưởng dưới hồ băng

David Vencl đã lặn dưới lớp băng ở độ sâu hơn 50m tại hồ Sils của Thụy Sĩ hôm 14/3 mà không cần đồ lặn.

Đăng ngày: 16/03/2023
Nhà nghiên cứu muốn lập kỷ lục ở 100 ngày dưới nước

Nhà nghiên cứu muốn lập kỷ lục ở 100 ngày dưới nước

Joseph Dituri hướng tới lập kỷ lục ở hơn 3 tháng dưới nước để tiến hành nghiên cứu và truyền cảm hứng bảo tồn đại dương.

Đăng ngày: 15/03/2023
Rãnh đại dương sâu nhất thế giới sâu bao nhiêu?

Rãnh đại dương sâu nhất thế giới sâu bao nhiêu?

Rãnh Mariana nằm ở phía Đông Nam của quần đảo Mariana và là rãnh sâu nhất trên Trái đất, Tuy nhiên, vẫn có sự tranh cãi về số liệu chính xác về điểm sâu nhất của rãnh này.

Đăng ngày: 14/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News