Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật
Một con cá voi dị dạng kỳ lạ đã được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha.
Mới đây, New York Post đưa tin, một con cá voi vây khổng lồ dài 17m bị cong vẹo cột sống nghiêm trọng đã được phát hiện bơi ngoài khơi gần thành phố Valencia, Tây Ban Nha vào đầu tháng 3 và các nhà khoa học đã có thể ghi lại cảnh tượng hiếm gặp này.
Con cá nặng khoảng 40 tấn, có thân hình méo mó thành hình chữ V. Các nhà khoa học tại Tổ chức Oceanogràfic của Valencia trong một bài đăng trên Facebook, đã mô tả tình trạng của cá voi là: "Chứng vẹo cột sống không rõ nguồn gốc đã làm thay đổi hình dạng tự nhiên của nó”. Các chuyên gia cũng cảnh báo rằng có khả năng con vật sẽ xuất hiện trong vài ngày tới.
Các chuyên gia cho rằng con cá voi bị vẹo cột sống. (Ảnh: Jam Press Vid/Oceanogràfic Valencia).
Về tình trạng của con cá voi, các nhà sinh vật học cho biết họ bị hạn chế trong việc tiếp cận. Tổ chức này cho biết: “Do kích thước của con cá voi, ở ngoài biển khơi và dị tật của nó, không thể đặt thiết bị theo dõi từ xa lên nó để thu thập dữ liệu chi tiết hơn về tình trạng, đặc điểm sinh học của nó”.
Theo tạp chí Science Alert, chứng vẹo cột sống hiếm khi được nhìn thấy ở cá voi và các nhà khoa học thường không có cơ hội quan sát cận cảnh tình trạng này.
Vào năm 2019, các nhà nghiên cứu đã có thể nghiên cứu một con cá voi mũi nhọn với cột sống cong được tìm thấy đã chết dọc theo bờ biển Hà Lan, tìm ra mối liên hệ có thể có giữa chứng vẹo cột sống ở cá voi và con người.

Dùng camera điều khiển từ xa, chuyên gia vô tình tìm thấy "hoa biển" quý hiếm dài 2m dưới đáy Thái Bình Dương
Đoạn phim mà các nhà khoa học công bố cho thấy một " bông hoa biển" với xúc tu khổng lồ đang lặng lẽ bắt mồi dưới đáy của Thái Bình Dương ở độ sâu 2.994m.

Thảm rong biển dài hơn 8.000km đe dọa các bãi biển tại Mỹ
Việc lượng lớn tảo biển nở hoa trôi dạt vào các bờ biển ở Mỹ và Mexico khiến giới khoa học lo ngại về nhiều hậu quả cho hệ sinh thái ven biển và con người.

Thợ lặn Czech gây kinh ngạc với kỷ lục không tưởng dưới hồ băng
David Vencl đã lặn dưới lớp băng ở độ sâu hơn 50m tại hồ Sils của Thụy Sĩ hôm 14/3 mà không cần đồ lặn.

Nhà nghiên cứu muốn lập kỷ lục ở 100 ngày dưới nước
Joseph Dituri hướng tới lập kỷ lục ở hơn 3 tháng dưới nước để tiến hành nghiên cứu và truyền cảm hứng bảo tồn đại dương.

Rãnh đại dương sâu nhất thế giới sâu bao nhiêu?
Rãnh Mariana nằm ở phía Đông Nam của quần đảo Mariana và là rãnh sâu nhất trên Trái đất, Tuy nhiên, vẫn có sự tranh cãi về số liệu chính xác về điểm sâu nhất của rãnh này.

Sự sống bí ẩn trong khói núi lửa dưới biển sâu
Viện Vi sinh vật biển Max Planck phát hiện một loài bất thường đang phát triển mạnh nhờ hydro ở độ sâu hơn 2500m dưới băng biển Bắc Cực.
