Lần đầu tiên mổ xẻ “kim tự tháp” trên sao Hỏa
Lần đầu tiên, tàu thăm dò Nasa chạm được vào “kim tự tháp” sao Hỏa và thậm chí còn dùng tia laser xuyên thủng mặt đá để phân tích cấu tạo.
>>> Phát hiện viên đá “kim tự tháp” huyền bí trên hành tinh Đỏ
Trên thực tế, “kim tự tháp” sao Hỏa là một tảng đá có hình dạng giống kim tự tháp một cách kỳ lạ. Đây cũng chính là bài kiểm tra đầu tiên dành cho hệ thống thiết bị phân tích tối tân mà Curiosity được trang bị.
Khối đá bí ẩn có hình dạng như kim tự tháp trên bề mặt sao Hỏa
Bước một, cánh tay robot của tàu thăm dò Curiosity sẽ tiếp cận với “Jake Matijevic”, tên NASA đặt cho khối đá để tưởng nhớ vị kỹ sư trưởng phần mềm quá cố Jacob Matijevic, người phụ trách rất nhiều dự án trọng điểm về khám phá sao Hỏa và qua đời ngày 20/8 vừa qua.
Tiếp đó, tàu sử dụng máy chụp tia X hạt Alpha (APXS) nhằm xác định cấu tạo và thành phần khối đá kim tự tháp.
“Jake Matijevic” có kích cỡ tương đương với một quả bóng đá. Máy chụp APXS được đặt ở cuối cánh tay dài 2,1m của Curiosity. Trước khi chụp X-quang khối đá, tàu đã sử dụng máy ảnh MAHLI trên cùng cánh tay để chụp cận cảnh Jake Matijevic.
Tàu Curiosity sẽ dùng cánh tay robot dài 2,1m để chạm vào kim tự tháp trước khi phân tích.
Kế đến, tàu sẽ huy động thiết bị Hóa học và Camera (ChemCam) để bắn tia laser về phía kim tự tháp nhằm phân tích thành tố hóa học có trong khối đá. Cuối cùng, kết quả phân tích từ ChemCam và APXS sẽ được so sánh với nhau để cho ra cái nhìn tổng quát về kim tự tháp.
Tàu Curiosity đáp xuống sao Hỏa cách đây 7 tuần để bắt đầu sứ mệnh thăm dò kéo dài 2 năm. Tàu sẽ sử dụng 10 thiết bị được trang bị sẵn để tiếp cận các khu vực được chỉ định trong hố Gale nhằm nghiên cứu điều kiện môi trường, bề mặt, cấu tạo sao Hỏa và tìm kiếm dấu vết sự sống.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Những hiện tượng kỳ lạ chỉ có thể thấy trong vũ trụ
Trên Trái đất có rất nhiều hiện tượng tự nhiên vô cùng kỳ lạ mà có thể bạn chưa bao giờ được thấy như: hiện tượng cầu vồng lửa, thủy triều đỏ hay hiện tượng sét đánh trúng núi lửa.
