Lần đầu tiên phát hiện 1 hành tinh đang vặn xoắn rồi tan biến

Các nhà khoa học vừa phát hiện ra hành tinh chết chóc nhất từng được quan sát trong lịch sử thiên văn: Kepler-1658b, cách Trái đất 2.600 năm ánh sáng.

Theo Science Alert SciTech Daily, nhà nghiên cứu Shreyas Vissapragada từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard - Smithsonian và các cộng sự phát hiện ra một điều lạ lùng ở Kepler-1658b: Nó đang quay theo một đường xoắn ốc tử thần thay vì quỹ đạo ổn định.

Điều dị thường này chắc chắn sẽ sớm khiến nó có một kết cục vô cùng thảm khốc: Lao thẳng vào ngôi sao mẹ để rồi tan biến trong ngọn lửa dữ dội.


Ảnh đồ họa mô tả Sao Mộc nóng Kepler-1658b trên đường chặng đường xoắn ốc kỳ dị để rồi lao thẳng vào sao mẹ - (Ảnh: Instituto de Astrofísica de Canarias)

Cái chết thảm khốc của hành tinh ước tính sẽ xảy ra trong 3 triệu năm tới, một khoảng thời gian nghe có vẻ dài với loài người, nhưng chỉ là một cái chớp mắt trong lịch sử hành tinh.

Điều đang xảy ra với nó là sự tương tác thủy triều thảm khốc mà những hành tinh to lớn và quay quá gần ngôi sao mẹ có thể gặp phải. Trong đó, lực hấp dẫn quá dữ dội của đôi bên sẽ kéo cả hai vào nhau, nhưng chắc chắn kẻ bị nuốt sẽ là hành tinh, vốn rất nhỏ bé so với sao mẹ của nó.

Hiện Kepler-1658b đang quay quanh ngôi sao mẹ của nó ở khoảng cách chỉ 1/8 so với khoảng cách Mặt trời - sao Thủy. Mỗi vòng quay quanh sao mẹ của nó chỉ còn chưa đầy 3 ngày và đang ngắn đi khoảng 131 mili giây mỗi năm.

Kepler-1658b là "Sao Mộc nóng", tức hành tinh khí khổng lồ nhưng gần sao mẹ nên nóng bỏng. Tuy nhiên rất có thể nó sẽ sớm bị ngôi sao tước bỏ toàn bộ khí quyển, trở thành một cục sắt nhỏ bé cỡ Trái đất trước khi chết.

Sao mẹ già cỗi của nó cũng đang trong giai đoạn phình lên thành sao khổng lồ đỏ - phút huy hoàng cuối đời của các ngôi sao đang cạn năng lượng. Điều này khiến hành tinh và ngôi sao càng gần nhau hơn, hút nhau dữ dội hơn giai đoạn trước đó và cũng có thể lý giải cách mà hành tinh già này đã bị kéo khỏi quỹ đạo ổn định.

Đáng sợ hơn, hành tinh này có thể thấy tương lai của chúng ta. Ước tính 5 tỉ năm tới Mặt trời sẽ tiến đến giai đoạn sao khổng lồ đỏ, phình đủ lớn để nuốt gọn 3 hành tinh gần nó nhất là sao Thủy, sao Kim và Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
James Webb chụp được

James Webb chụp được "hành tinh từ hư không" cách 2.000 năm ánh sáng

Vật thể không gian nửa hành tinh, nửa sao, khó lý giải và khó tìm kiếm bậc nhất vũ trụ đã lọt vào mắt thần của siêu kính viễn vọng 9 tỉ USD James Webb.

Đăng ngày: 18/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Bão tuyết lộn ngược tạo nên

Bão tuyết lộn ngược tạo nên "Trái đất phiên bản ngoài hành tinh"

Các nhà khoa học vừa giải mã bí ẩn về lớp vỏ băng của Europa, mặt trăng sao Mộc mà NASA tin tưởng là có sự sống.

Đăng ngày: 17/02/2025
Cách để

Cách để "thức cả đêm" mà không mệt mỏi theo kinh nghiệm của NASA

Các phi hành gia lẫn vô số chuyên gia, kỹ sư của NASA thường xuyên phải làm việc trong điều kiện căng thẳng và đây là cách để họ vượt qua cơn buồn ngủ.

Đăng ngày: 16/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News