Lần đầu tiên phát hiện hạt vi nhựa trong tuyết rơi ở Nam Cực

Các nhà nghiên cứu cho biết, những hạt nhựa cực nhỏ từng được tìm thấy trong băng và nước mặt ở Nam Cực đã xuất hiện cả trong tuyết rơi.

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu của Đại học Canterbury, giám sát bởi Tiến sĩ Laura Revell, đã được công bố trên tạp chí khoa học The Cryosphere.

Lần đầu tiên phát hiện hạt vi nhựa trong tuyết rơi ở Nam Cực
Các nhà nghiên cứu báo cáo vi nhựa có trong tuyết mới rơi ở Nam Cực. (Ảnh minh hoạ)

Các nhà nghiên cứu tìm thấy trung bình 29 hạt vi nhựa trên một lít tuyết tan. Họ xác định 13 loại nhựa khác nhau, phổ biến nhất là polyethylene terephthalate (PET), chủ yếu sử dụng trong chai nước ngọt và quần áo. Đây là loại nhựa được tìm thấy trong 79% các mẫu.

"Chúng có thể đã di chuyển hàng nghìn km trong không khí để tới đây, tuy nhiên cũng có khả năng sự hiện diện của con người ở Nam Cực đã tạo ra vi nhựa", nhà nghiên cứu Revell nói.

Ô nhiễm vi nhựa có tác động sâu rộng. Các chuyên gia cho biết con người có thể hít và ăn phải vi nhựa thông qua không khí, nước và thực phẩm.

Chưa có nhiều nghiên cứu về tác động của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng một nghiên cứu của Trường Y Hull York và Đại học Hull năm 2021 cho thấy hàm lượng vi nhựa xâm nhập vào cơ thể người ở mức độ cao có khả năng đem lại tác động có hại, bao gồm phản ứng dị ứng.

Một nghiên cứu của Mỹ về bệnh nhân ung thư phổi vào năm 1998 đã phát hiện hạt vi nhựa và sợi thực vật (chẳng hạn như bông) trong hơn 100 mẫu. Trong mô ung thư, 97% mẫu có chứa sợi và trong các mẫu không ung thư, 83% bị ô nhiễm.

Các vi hạt vi nhựa thậm chí được tìm thấy trong nhau thai của phụ nữ mang bầu, và ở chuột mang thai, chúng đi nhanh qua phổi vào tim, não và các cơ quan khác của thai nhi.

Rác thải nhựa đang bị xả ra môi trường với mức độ lớn và hạt vi nhựa gây ô nhiễm khắp hành tinh, từ đỉnh Everest đến các đại dương sâu nhất.

Vi nhựa có thể làm gia tăng tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Các cánh đồng tuyết, chỏm băng và sông băng trên khắp thế giới đang tan chảy nhanh chóng. Các nhà khoa học cho biết vi nhựa màu tối đọng tại những địa điểm này có thể khiến mọi thứ tồi tệ hơn bằng cách hấp thụ ánh sáng Mặt Trời.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Đăng ngày: 10/06/2022
Australia đón mùa đông lạnh chưa từng thấy trong hơn 100 năm qua

Australia đón mùa đông lạnh chưa từng thấy trong hơn 100 năm qua

Nhiều thành phố của Australia dự kiến sẽ đón mùa đông lạnh giá nhất trong hàng chục năm trở lại đây với mức nhiệt xuống thấp kỷ lục.

Đăng ngày: 10/06/2022
Bí ẩn hồ Thiên Trì bao quanh toàn núi, không có nguồn nước chảy vào, trữ lượng 2 tỷ tấn

Bí ẩn hồ Thiên Trì bao quanh toàn núi, không có nguồn nước chảy vào, trữ lượng 2 tỷ tấn

Theo các nhà khoa học, bao quanh hồ Thiên Trì là các dãy núi, không có nguồn nước chảy vào nhưng trữ lượng nước lên tới hơn 2 tỷ tấn.

Đăng ngày: 09/06/2022
Mưa đá to như quả bóng golf càn quét nước Pháp

Mưa đá to như quả bóng golf càn quét nước Pháp

Những cơn dông dữ dội kèm theo mưa đá đã càn quét vùng tây nam rồi đến tây bắc nước Pháp cuối tuần qua, khiến 65 tỉnh trên toàn quốc đang ở trong tình trạng cảnh báo màu cam về nguy cơ mưa bão.

Đăng ngày: 07/06/2022
Tạp dề độc đáo có khả năng

Tạp dề độc đáo có khả năng "hút" khí CO2

Một nhà hàng ở Stockholm, Thụy Điển đang yêu cầu nhân viên mặc những chiếc tạp dề có khả năng hút khí CO2, một trong những khí gây ra hiện tượng nhà kính và làm Trái đất nóng lên.

Đăng ngày: 07/06/2022
Dự báo thời tiết: Cảnh báo Hà Nội mưa dông kèm nguy cơ gió giật

Dự báo thời tiết: Cảnh báo Hà Nội mưa dông kèm nguy cơ gió giật

Thời tiết miền Bắc chuyển xấu khi hứng mưa dông cả tuần kèm nguy cơ lốc, sét và gió giật sau chuỗi ngày nắng nóng.

Đăng ngày: 06/06/2022
Vật liệu tự nhiên siêu bền, nếu trải lên mái nhà, nó sẽ không bị mục nát trong suốt 300 năm

Vật liệu tự nhiên siêu bền, nếu trải lên mái nhà, nó sẽ không bị mục nát trong suốt 300 năm

Nếu như tuổi thọ trung bình của bê tông cốt thép thường chỉ là 50-80 năm thì vật liệu sẵn có trong tự nhiên này có độ bền lên tới 300 thậm chí là 400 năm.

Đăng ngày: 06/06/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News