Lần đầu tiên phát hiện hóa thạch "trứng trong trứng" khủng long

Các nhà khoa học tìm thấy một quả trứng khủng long hóa thạch nằm bên trong quả trứng khác ở tổ của khủng long Titanosaurid.

Hiện tượng trứng trong trứng (ovum-in-ovo) đôi khi xuất hiện ở các loài chim, như gà, vì chúng có dạ con đặc biệt nên dễ xảy ra hiện tượng này hơn so với các loài bò sát. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã lần đầu tiên phát hiện một quả trứng khủng long hóa thạch nằm bên trong một quả trứng khác, IFL Science hôm 20/6 đưa tin. Đây cũng là trường hợp đầu tiên với động vật bò sát nói chung.


Hóa thạch trứng trong trứng (trái) và hai quả trứng khủng long khác (phải) được tìm tại Ấn Độ. (Ảnh: H Dhiman/Scientific Reports)

Địa điểm phát hiện là Công viên Quốc gia Hóa thạch Khủng long Bagh, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Tại đây, nhóm nghiên cứu tìm thấy 52 tổ của Titanosaurid. Một trong những chiếc tổ này chứa 10 quả trứng, bao gồm cả quả trứng trong trứng với hai lớp vỏ.

Hóa thạch trứng trong trứng thuộc chi Titanosaurid (thằn lằn hộ pháp), nhóm Sauropoda (khủng long chân thằn lằn), giúp cung cấp manh mối về hình thái ống dẫn trứng của loài này. Có khả năng chúng giống các loài chim - thích nghi tốt với việc đẻ trứng liên tiếp. Điều này cho thấy khủng long Titanosaurid cũng có thể đẻ trứng như vậy.

Các loài bò sát như rùa biển đẻ trứng sau khi chúng rơi xuống từ dạ con, có thể lên tới hàng trăm quả chỉ trong một lần. Ngược lại, những con chim đẻ trứng theo kiểu lần lượt từng quả có thể tạo ra những quả trứng kép khác thường. Cá sấu có dạ con chuyên biệt và phân đoạn tương tự chim nhưng lại tuân theo phương pháp của động vật bò sát - đẻ tất cả trứng trong cùng một lần.

Nghiên cứu mới được trình bày chi tiết trên tạp chí Scientific Reports. "Việc phát hiện ra trứng trong trứng ở tổ khủng long Titanosaurid cho thấy hình thái ống dẫn trứng của chúng tương tự ở chim, mở ra khả năng nhóm khủng long này có thể đẻ trứng liên tiếp. Phát hiện mới nhấn mạnh rằng hiện tượng trứng trong trứng không phải chỉ xảy ra ở chim, đồng thời cho thấy khủng long chân thằn lằn có hành vi sinh sản rất giống những loài khủng long Archosauria khác", nhóm nghiên cứu cho biết.

Các nhà khoa học cần nghiên cứu thêm để đưa ra kết luận chắc chắn, nhưng phát hiện bất ngờ về trứng trong trứng cho thấy hiện tượng kỳ lạ này không chỉ có ở chim. Phát hiện mới cũng chỉ ra, khủng long chân thằn lằn có nhiều điểm chung với chim và cá sấu hơn là các loài bò sát không phải Archosauria, trở thành "tài nguyên vàng" trong nghiên cứu sinh học tiến hóa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút

Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Đăng ngày: 25/04/2025
Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Trung Quốc phát hiện một kho báu lớn niên đại hơn 300 năm

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Đăng ngày: 25/04/2025
Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Đăng ngày: 16/04/2025
Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá

Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tìm thấy giống loài

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng

Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Đăng ngày: 08/04/2025
Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus

Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đăng ngày: 06/04/2025
Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?

Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đăng ngày: 06/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News