Lần đầu tiên phát hiện một đàn khủng long hóa thạch tại Ý
Lần đầu tiên ở Ý, hóa thạch của 11 con khủng long đã được khai quật, trong đó có bộ xương khủng long lớn nhất và hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy tại “đất nước hình chiếc ủng”.
Di tích khủng long đã được phát hiện ở Ý từ những năm 1990, và giờ đây các nhà cổ sinh học lại xác định được cả một đàn ở Villaggio del Pescatore, một mỏ đá vôi gần thành phố cảng Trieste ở phía đông bắc Ý.
“Bruno”, bộ xương lớn nhất trong số các hóa thạch khủng long được phát hiện.
“Ý chưa bao giờ được biết đến nhờ khủng long, và cho dù đã gặp một vài lần may mắn trước đây, giờ chúng tôi lại phát hiện được cả một đàn lớn tại cùng một địa điểm”, giáo sư Federico Fanti của Đại học Bologna và là trưởng nhóm nghiên cứu cho biết:
Villaggio del Pescatore lần đầu biết tới khủng long vào năm 1996, sau khi Antonio - một bộ xương khủng long được các nhà cổ sinh vật học phát hiện. Ban đầu Antonio được coi là một “loài lùn”, nhưng nhờ những khám phá mới nhất, họ kết luận rằng nó là một con khủng long con trong đàn. Trong 11 thành viên của đàn khủng long, hóa thạch lớn nhất đã được đặt tên là Bruno.
“Bruno là con lớn nhất và lâu đời nhất trong đàn, đồng thời là bộ xương khủng long hoàn chỉnh nhất từng được tìm thấy ở Ý”, giáo sư Fanti nói. “Chúng tôi biết có khủng long tại địa điểm này sau khi Antonio được tìm thấy, nhưng trước đây đã không ai kiểm tra xem là có bao nhiêu con”.
Di tích hóa thạch của cá, cá sấu, bò sát bay và thậm chí cả tôm nhỏ cũng được tìm thấy tại khu vực này, nơi cách đây 80 triệu năm là một phần của khu vực Địa Trung Hải cổ đại.
“Điều này thật tuyệt vời, vì chúng ta có thể tìm ra các vấn đề môi trường khi loài khủng long còn sống và cả khi chúng chết”, giáo sư nói thêm. “Trong thời kỳ đó, khu vực này nằm rất gần bờ biển trong một môi trường nhiệt đới, ấm áp và ẩm ướt, tạo điều kiện cho nhiều đàn khủng long kiếm ăn”.
Một số hóa thạch được tìm thấy tại Villaggio del Pescatore đang được trưng bày tại bảo tàng lịch sử tự nhiên dân sự ở thành phố Trieste, và các chuyên gia hy vọng một ngày địa điểm khai quật sẽ mở cửa cho công chúng.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
