Lần đầu tiên phát triển thành công loại cỏ biến đổi gene hút chất độc hại
Các nhà khoa học lần đầu tiên phát triển thành công cỏ biến đổi gene có khả năng hấp thụ hóa chất hexogen, giúp xử lý ô nhiễm.
Hexogen hay RDX là hóa chất độc hại được sử dụng rộng rãi trong quân sự và công nghiệp ứng dụng như một loại thuốc nổ. Nó có thể ngấm vào môi trường xung quanh, gây ô nhiễm đất và nước. Trong nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature Biotechnology hôm 3/5, các nhà khoa học từ Đại học York của Mỹ đã đề xuất một giải pháp mới giúp xử lý hiệu quả vấn đề này thông qua cây trồng biến đổi gene.
GS. Neil Bruce đang lấy mẫu cỏ biến đổi gene trồng trên đất ô nhiễm. (Ảnh: Đại học York).
Nhóm nghiên cứu do Giáo sư Neil Bruce dẫn đầu đã tập trung vào một loại cỏ bụi sống lâu năm ở Bắc Mỹ, có tên khoa học là Panicum virgatum, thường được sử dụng để kiểm soát xói mòn đất. Trong phòng thí nghiệm, họ biến đổi nó bằng cách chèn thêm một cặp gene từ vi khuẩn có khả năng phân hủy RDX.
Khi trồng trên đất ô nhiễm, những cây cỏ biến đổi gene này đã hấp thụ 27kg RDX trên mỗi ha và phân hủy nó xuống mức không thể phát hiện được trong các mô của chúng.
Bruce cùng các cộng sự nhấn mạnh rằng thí nghiệm thành công của họ đánh dấu một trong những lần đầu tiên cây trồng biến đổi gene được sử dụng để khử các chất gây ô nhiễm môi trường.
"Việc loại bỏ RDX độc hại khỏi môi trường là một thách thức lớn. Hiện nay, chúng ta đang thiếu các giải pháp hiệu quả về chi phí và tính bền vững", đồng tác giả Liz Rylott, nhà công nghệ sinh học thực vật tại Đại học York của Anh, cho biết. "Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh rằng công nghệ biến đổi gene có thể mang lại cho cây trồng khả năng loại bỏ và chuyển hóa RDX hiệu quả".

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara
Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Dế mèn và các thông tin thú vị có thể bạn chưa biết
Dế mèn thuộc họ côn trùng, có quan hệ gần gũi với châu chấu, cào cào và muỗm; cơ thể hình trụ, đầu tròn và cặp râu dài. Dế mèn...

Bọ ngựa
Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực
Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.
