Phôi thai loài lai người - khỉ được tạo ra ở Trung Quốc

Nhóm nghiên cứu của Juan Carlos Izpisúa đưa tế bào gốc vào phôi thai khỉ trong thí nghiệm ở Trung Quốc để tìm cách nuôi nội tạng cấy ghép.

Tờ Independent gọi sinh vật vừa được hoài thai này là "chimera", danh từ mà thần thoại Hy Lạp dùng để chỉ những quái vật lai tạo giữa 2 loài trở lên. Theo Independent, nghiên cứu này đã gây một cuộc tranh cãi lớn về đạo đức.

Theo Live Science, nhóm khoa học gia đã thí nghiệm bằng cách tiêm 25 tế bào gốc của người vào phôi khỉ đang phát triển, và kết quả là những đứa con lai đã sống sót được 20 ngày dưới dạng phôi rong các đĩa thí nghiệm. Thí nghiệm này không chỉ nhằm tạo ra một con khỉ mang tế bào người, mà còn gia tăng sự tương tác của tế bào người và động vật trong phôi, từ đó tạo ra một con khỉ sống mang nhiều nội tạng của con người.

Nhà khoa học Tây Ban Nha Juan Carlos Izpisúa và cộng sự lần đầu tiên tạo ra loài lai người - khỉ trong một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc, bước tiến quan trọng hướng tới sử dụng động vật phục vụ cấy ghép nội tạng người. Nhóm nghiên cứu bao gồm các thành viên ở Viện Salk của Mỹ và Đại học Thiên Chúa giáo Murcia (UCAM) tại Tây Ban Nha, biến đổi gene phôi thai khỉ để vô hiệu hóa những gene cần thiết đối với hình thành nội tạng.


Nhà nghiên cứu Juan Carlos Izpisúa. (Ảnh: El Pais).

Sau đó, họ đưa tế bào gốc của người vào phôi thai. Sản phẩm sau thí nghiệm là một con khỉ mang tế bào gốc người nhưng không được sinh ra bởi các nhà nghiên cứu đã đình chỉ quá trình phát triển phôi thai. Thí nghiệm diễn ra ở Trung Quốc do Tây Ban Nha chỉ cấp phép thực hiện nhằm nghiên cứu bệnh tật nguy hiểm.

"Kết quả rất hứa hẹn", Estrella Núñez, cộng tác viên dự án, nhà sinh vật học kiêm phó hiệu trưởng Đại học UCAM, cho biết. "Từ UCAM và viện Salk, chúng tôi không chỉ tiến tới thí nghiệm với tế bào gốc của người và phôi thai chuột hoặc lợn, mà cả với những loài linh trưởng không phải người".

Izpisúa cho biết năm 2017, nhóm nghiên cứu của ông đã tiến hành thí nghiệm tạo loài lai người - lợn đầu tiên trên thế giới nhưng không đạt thành công như mong đợi. Trong thí nghiệm đó, số lượng tế bào người chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tế bào lợn (1/100.000) và đóng góp ít vào sự phát triển của phôi thai, theo Pablo Ross, bác sĩ thú y kiêm nhà nghiên cứu ở Đại học California, Davis, người tham gia thí nghiệm.

Năm 2017, Izpisúa và cộng sự sử dụng công cụ chỉnh sửa gene CRISPR để vô hiệu hóa các gene ở phôi thai chuột nhắt đóng vai trò thiết yếu đối với sự phát triển của tim, mắt và tụy. Tiếp đó, họ đưa tế bào gốc của chuột cống vào phôi thai. Kết quả là một loạt phôi thai lai chuột nhắt - chuột cống bị đình chỉ phát triển để đáp ứng quy định quốc tế về thí nghiệm kiểu này.


Phôi thai chuột nhắt mang tế bào chuột cống ở tim. (Ảnh: El Pais).

Tiến sĩ Ángel Raya, giám đốc Trung tâm Y học Tái tạo Barcelona, giải thích các thí nghiệm tạo loài lai phải đối mặt với nhiều rào cản đạo đức. "Điều gì sẽ xảy ra nếu tế bào gốc thoát ra và hình thành neuron người trong não động vật? Con vật có nhận thức không? Sẽ ra sao nếu những tế bào gốc đó biến đổi thành tế bào tinh trùng?", Raya nói.

Các tác giả phát hiện ra rằng khác với các phôi "thuần chủng", phôi chimera đã "bật" các gene bổ sung, tạo ra một bộ protein khác, tham gia vào quá trình "giao tiếp" giữa tế bào khỉ và người, giúp tế bào người tồn tại bền vững. Nghiên cứu sâu hơn con đường "giao tiếp" này là chìa khóa giúp khỉ - người thực sự được ra đời trong tương lai.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học bày tỏ mối lo ngại. Nhà sinh học tế bào Alejandro De Los Angeles từ trường Y khoa thuộc Đại học Yale (Mỹ), người không tham gia nghiên cứu, nói với Live Science rằng nghiên cứu này có thể dẫn đến những tiến bộ thú vị trong khoa học y tế, nhưng vẫn có những lo ngại về đạo đức cần giải quyết: liệu điều này có dẫn đến việc "nhân hóa" chimera hay không? Các chimera khi ra đời có thể nhận thức như con người hay không?

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông

Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng

Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống

Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Tập luyện ở độ tuổi 70 - có nên không?

Câu hỏi tuần này: Có người khuyên tôi nên luyện tập thể dục nhiều hơn nhưng tôi đang lo sẽ có một số ảnh hưởng không tốt lắm vì năm nay tôi đã ở tuổi 73 rồi.

Đăng ngày: 07/05/2025
Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Bạn “thuận” mắt trái hay mắt phải?

Những nghiên cứu đặc biệt đã được tiến hành và cho kết luận rằng 2/3 thuận mắt phải và phần còn lại thuộc về những người thuận mắt trái. Một con người thường có hai tay, hai chân, hai mắt, hai bán cầu não. Nhưng đó chỉ là cái nhìn đầu tiê

Đăng ngày: 06/05/2025
Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Cẩm nang đặc biệt giúp giữ ấm khi đi chơi tuyết

Sapa đang vào những ngày nhiệt độ giảm cực mạnh, băng tuyết xuất hiện đã trở thành hiện tượng kỳ thú và hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà

Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News