Lần đầu tiên sau 4 thập niên, siêu trăng và nhật thực cùng xuất hiện vào thứ 6 ngày 13

Hiện tượng đặc biệt sẽ xảy ra vào ngày 13/7 khi siêu trăng, nhật thực hội tụ trùng hợp vào thứ Sáu ngày 13, lần đầu tiên sau hơn 4 thập niên.

Thứ Sáu ngày 13 vốn được xem là một ngày không may mắn, tuy nhiên những người yêu thích thiên văn tại khu vực Nam Thái Bình Dương có thể sẽ rất đón chờ thứ Sáu ngày 13 này khi một hiện tượng hiếm thấy xuất hiện trở lại sau 44 năm: trăng non với kích cỡ siêu lớn che lấp một phần mặt trời.

Theo National Geographic, vào thứ Sáu ngày 13, nhật thực một phần sẽ xuất hiện trên bầu trời và có thể quan sát được từ khu vực bờ biển phía Đông Nam Australia, Tasmania, đảo Stewart của New Zealand, cũng như bờ phía Bắc Antarctica (Nam Cực).

Đã hàng chục năm cư dân Trái Đất không được chiêm ngưỡng nhật thực rơi vào thứ Sáu ngày 13, kể từ tháng 12/1974.

Hành tinh của chúng ta đi qua vị trí giữa mặt trăng và mặt trời hàng tháng, nhưng nhật thực chỉ xảy ra khi 3 thiên thể này thẳng hàng và Trái Đất trượt qua ít nhất một phần bóng của mặt trăng. Đối với những người quan sát trên Trái Đất, đó là khi mặt trăng dường như “ăn” một miếng từ mặt trời, đôi khi "ăn" toàn bộ nếu là nhật thực toàn phần.

Khi nhật thực một phần xảy ra vào ngày mai (13/7), Trái Đất sẽ đi qua phần bóng rộng hình nón của mặt trăng, gọi là penumbra, và một phần mặt trời sẽ chìm vào bóng tối.

Lần đầu tiên sau 4 thập niên, siêu trăng và nhật thực cùng xuất hiện vào thứ 6 ngày 13
Nhật thực xảy ra khi mặt trời - mặt trăng - trái đất thẳng hàng nhau. (Ảnh: Photopills.com)

Một hiện tượng nữa xảy ra trùng hợp với nhật thực và thứ Sáu ngày 13 lần này là siêu trăng tối - một trăng non xuất hiện khi mặt trăng ở điểm đặc biệt gần với Trái Đất trên quỹ đạo.

Do quỹ đạo này không tròn hoàn hảo nên ở vị trí xa nhất sẽ được gọi là apogee và vị trí gần nhất gọi là perigee. Khi trăng non hoặc trăng tròn trùng với perigee, kích thước của mặt trăng quan sát được sẽ lớn hơn bình thường – hiện tượng vẫn hay được gọi là siêu trăng.

Theo National Geographic, trăng non lần này sẽ chính thức đến perigee lúc 8h UTC (15h Việt Nam), ở khoảng cách khoảng 357.000km với Trái Đất. Vị trí này so với vị trí apogee hai tuần sau gần hơn khoảng 50.000km.

Phần tối của siêu trăng sẽ bắt đầu di chuyển qua mặt trời lúc 1h48 UTC (8h48 Việt Nam), nhưng chỉ có ở đại dương mới quan sát được phần này. Ở đất liền, sự kiện sẽ bắt đầu ở Nam Australia vào khoảng 1h chiều (giờ địa phương), quét theo hướng Đông cho đến khi kết thúc khoảng 40 phút sau.

Lần đầu tiên sau 4 thập niên, siêu trăng và nhật thực cùng xuất hiện vào thứ 6 ngày 13
Nhật thực một phần quan sát ở Colombia tháng 8/2017. (Ảnh: National Geographic)

Phần mặt trời bị mặt trăng “ăn mất” lớn hay nhỏ phụ thuộc vào vị trí chính xác của mỗi người quan sát. Tại Melbourne, Australia sẽ chỉ thấy một phần ít hơn 0,5% mặt trời bị che mất – trong khi đó ở Hobart, Tasmania sẽ thấy khoảng 3,5 % mặt trời bị che.

Những người ở trạm nghiên cứu Casey hoặc Dumont d’Urville, Nam Cực sẽ thấy rõ nhất với khoảng 21% mặt trời bị che trong thời điểm chính của nhật thực.

Để theo dõi nhật thực, người xem nên chú ý không nhìn trực tiếp bằng mắt thường. Cách tốt nhất là đeo kính bảo vệ hoặc nhìn bằng kính thiên văn.

Đợt nhật thực tiếp theo dễ tiếp cận hơn sẽ diễn ra vào ngày 11/8, có thể quan sát ở Bắc và Đông Âu, khu vực phía Bắc của Bắc Mỹ, phía Tây châu Á. Trong khi đó hiện tượng nhật thực trùng với thứ Sáu ngày 13 tiếp theo sẽ không xảy ra cho đến năm 2080.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Israel phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng vào năm 2019

Israel phóng tàu vũ trụ lên Mặt trăng vào năm 2019

Một tổ chức phi lợi nhuận Israel đã lên kế hoạch hạ cánh một phi thuyền không người lái lên Mặt trăng vào tháng 2/2019.

Đăng ngày: 12/07/2018
Việt Nam có hơn 5 giờ quan sát nguyệt thực toàn phần

Việt Nam có hơn 5 giờ quan sát nguyệt thực toàn phần

Nguyệt thực toàn phần xảy ra đêm 27/7 là một trong 2 lần nguyệt thực toàn phần xảy ra trong năm nay và là một trong những sự kiện thiên văn đáng mong chờ nhất 2018.

Đăng ngày: 11/07/2018
Thiên thạch vận tốc hơn 140.000km/h lao qua bầu trời

Thiên thạch vận tốc hơn 140.000km/h lao qua bầu trời

Hiệp hội Thiên thạch Mỹ (AMS) nhận được hơn 270 báo cáo về việc nhìn thấy cầu lửa lao qua bầu trời từ phía tây bắc sang đông nam tối hôm 8/7, Daily Herald đưa tin.

Đăng ngày: 11/07/2018
Sửng sốt tìm ra nguồn tia vũ trụ khủng từ hệ sao Eta Carinae

Sửng sốt tìm ra nguồn tia vũ trụ khủng từ hệ sao Eta Carinae

Nằm cách 7.500 năm ánh sáng từ Trái đất, hệ sao Eta Carinae được hình thành bằng hai ngôi sao to gấp 90 và 30 lần khối lượng của Mặt Trời, kéo dài 225 triệu km (140 triệu dặm).

Đăng ngày: 10/07/2018
Mất bao lâu để đi xuyên Ngân Hà rộng lớn với tốc độ ánh sáng?

Mất bao lâu để đi xuyên Ngân Hà rộng lớn với tốc độ ánh sáng?

Ngân Hà, thiên hà chứa chúng ta và Hệ Mặt Trời, là một nơi rộng lớn. Nó lớn đến nỗi chúng ta có lẽ sẽ không bao giờ thoát ra khỏi được nó. Vậy nếu có cơ hội, ta sẽ đi trong bao lâu?

Đăng ngày: 10/07/2018
Tàu vũ trụ chở hàng của Nga liên tục phá kỷ lục giờ bay

Tàu vũ trụ chở hàng của Nga liên tục phá kỷ lục giờ bay

Tàu chở hàng Progress 70 (Tiến bộ 70) đã được phóng đi từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan lúc 21:51 giờ GMT và kết nối với ISS sau 3 giờ 48 phút bay.

Đăng ngày: 10/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News