Lần đầu tiên tạo ra tế bào sống
Các nhà khoa học Mỹ vừa tạo ra những ADN nhân tạo từ các hóa chất để điều khiển tế bào sống trong phòng thí nghiệm.
Tiến sĩ Craig Venter, người sáng lập Viện J. Craig Venter. Ảnh: New York Times.
Nhóm nghiên cứu của Viện J. Craig Venter sử dụng một số hóa chất để tổng hợp nên các đoạn ADN trong phòng thí nghiệm. Từ những đoạn ADN đó, nhóm nghiên cứu tạo ra bộ gene của vi khuẩn đơn bào Mycoplasma mycoides – thủ phạm gây bệnh viêm vú ở dê. Sau đó các chuyên gia cấy bộ gene đó vào tế bào chất của một loài vi khuẩn đơn bào có quan hệ họ hàng với Mycoplasma mycoides.
Bộ gene nhanh chóng "bám rễ" trong tế bào (vi khuẩn) mới rồi phân chia liên tục, tạo ra hàng triệu vi khuẩn Mycoplasma mycoides mới.
"Khi chúng tôi đưa bộ gene vào, vi khuẩn chấp nhận nó và tự biến thành loài vi khuẩn Mycoplasma mycoides. Đây là những tế bào tự phân chia đầu tiên được tạo ra bởi máy tính", Newscientist dẫn lời tiến sĩ J. Craig Venter, trưởng nhóm nghiên cứu.
Như vậy, ban đầu bộ gene của vi khuẩn chỉ tồn tại dưới dạng dữ liệu trên máy tính, nhưng Venter và các cộng sự đã biến dữ liệu thành tế bào sống.
Tuy nhiên, Venter khẳng định ông vẫn chưa tạo ra sự sống.
“Chúng tôi vừa tạo ra tế bào sống nhân tạo đầu tiên. Chúng tôi chưa tạo ra sự sống từ con số không vì chúng tôi phải sử dụng một tế bào khác để tiếp nhận ADN nhân tạo”, ông nói.
Andy Ellington, nhà sinh học của Đại học Texas tại Mỹ, nói rằng về mặt sinh học thì chẳng có gì khác biệt giữa vi khuẩn tự nhiên và vi khuẩn nhân tạo.
“Cả hai loại vi khuẩn đều không có linh hồn”, Ellington nói.

Bí quyết giữ hoa đào tươi lâu trong dịp Tết
Bí quyết nhỏ sau đây sẽ giúp bạn cách nuôi dưỡng nụ, giữ hoa đào tươi lâu, được bền hoa và bông nở đẹp trong những ngày Tết.

8 loại ký sinh trùng có nguy cơ lẩn trốn trong thức ăn bạn ăn hàng ngày
Nếu không cẩn thận, bạn hoàn toàn có thể ăn phải những ký sinh trùng này mà không hề hay biết.

Chanh ngón tay - Loại chanh giống trứng cá hồi đắt nhất thế giới
Giá thành cho 1kg của loại quả này tới hàng triệu đồng nhưng giới nhà giàu Trung Quốc vẫn săn lùng đặt mua cho bằng được.

Loại đào "tiến vua" có gì đặc biệt mà có giá bán tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng?
Đào Thất thốn là một loại đào cảnh cổ, hiếm và có sức sống rất mãnh liệt. Cây có dáng lùn, lá to, dài, có màu xanh đậm, từ gốc đến cành đều sùi phồng, nổi những u, mấu xù xì tạo nên vẻ cổ kính, phong trần.

Những loài ký sinh kinh dị trên cơ thể người
Cơ thể người là một mảnh đất màu mỡ cho các loài “quái vật” kinh dị ký sinh. Chúng ăn, ở, sinh sôi nảy nở và sau đó quay lại làm hại chúng ta.

Cận cảnh quá trình ve sầu "thoát xác"
Trong một dịp đi nghiên cứu về các loài sinh vật, côn trùng, nhà nhiếp ảnh Thomas Marent đã may mắn chứng kiến quá trình một chú ve sầu lột xác.
