Lần đầu tiên tìm thấy hài cốt của một cặp song sinh thời tiền sử
Các nhà nghiên cứu cho biết các thi thể được nhúng trong đất son đỏ và đặt cạnh nhau với đầu quay về hướng đông.
Theo kết quả của một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, cặp song sinh sơ sinh được phát hiện ở Áo sống cách đây khoảng 30.000 năm. Ngôi mộ không được lấp lại mà được che bởi xương bả vai của một con voi ma mút.
Xét nghiệm cho thấy, cặp song sinh đủ tháng là nam.
Khám phá được thực hiện tại Krems-Wachtberg, một trong những địa điểm khảo cổ quan trọng nhất của nền văn hóa Gravettian, đã biến mất vào năm 22.000 sau Công nguyên.
Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đến từ Áo và Mỹ là những người tuyên bố đã phát hiện ra bằng chứng sớm nhất được biết đến về các cặp song sinh giống hệt nhau.
"Bằng chứng được xác nhận về cặp song sinh trong hồ sơ khảo cổ là cực kỳ hiếm và chưa bao giờ được xác minh bằng phân tích DNA. Bằng phân tích DNA, chúng tôi có thể xác minh họ là cặp song sinh đơn hợp tử", các nhà nghiên cứu cho hay.
Xét nghiệm ADN, kiểm tra sọ não và chụp CT cho thấy cặp song sinh đủ tháng là nam, cũng giúp xác định tuổi chính xác hơn. Một trong số họ sống từ sáu đến bảy tháng, trong khi người kia chết ở khoảng 13 đến 14 tuần sau sinh.
Các nhà nghiên cứu cho biết họ cũng tìm thấy hài cốt của một đứa trẻ ba tháng tuổi, người mà họ tin là anh họ của cặp song sinh.
Bên cạnh hài cốt tiền sử, các nhà khoa học còn tìm thấy cái gọi là đồ tuỳ táng theo người chết, đó là những thứ có ý nghĩa giúp người chết ở thế giới bên kia hoặc những thứ được dùng như một món quà cho các vị thần.