Lần đầu tiên tìm thấy hạt vi nhựa trong mô tĩnh mạch người

Các nhà nghiên cứu ở Anh lần đầu tiên phát hiện ra hạt vi nhựa tồn tại trong mô tĩnh mạch người, nâng cao thêm cảnh báo nguy hiểm của rác thải nhựa đối với sức khỏe con người.

Một nhóm các nhà nghiên cứu ở ĐH Hull (Anh) vừa công bố nghiên cứu cho thấy hạt vi nhựa lần đầu tiên được tìm thấy trong mô tĩnh mạch của con người. Năm loại vi nhựa khác nhau đã được phát hiện trong các mẫu lấy từ tĩnh mạch hiển (ở chân) của bệnh nhân đã trải qua phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành, theo đài RT.

Lần đầu tiên tìm thấy hạt vi nhựa trong mô tĩnh mạch người
Một mẫu nước được lấy từ Biển Địa Trung Hải để nghiên cứu hạt vi nhựa. (Ảnh: REUTERS)

Trong thông cáo báo chí đi kèm với bài báo được đăng trên tạp chí PLoS One, giáo sư Jeanette Rotchell cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi tìm thấy chúng. Chúng tôi đã biết các hạt vi nhựa có trong máu nhưng vẫn chưa rõ liệu chúng có thể xuyên qua các mạch máu để vào mô tĩnh mạch hay không. Và nghiên cứu này cho thấy chúng có thể làm được điều đó”.

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy trung bình có 15 hạt nhựa trên mỗi gam mô tĩnh mạch. Mức độ này tương tự hoặc cao hơn mức tìm thấy trong mô phổi và ruột kết. Tuy nhiên, hình dạng và loại nhựa tìm thấy trong mô tĩnh mạch có sự khác biệt rõ rệt với các loại được tìm thấy ở các cơ quan khác.

Các loại nhựa được tìm thấy trong nghiên cứu bao gồm nhựa alkyd (được tìm thấy trong sơn và vecni tổng hợp), polyvinyl axetat (chất kết dính được sử dụng trong đóng gói và vận chuyển thực phẩm), nylon và EVOH-EVA (dùng để đóng gói thực phẩm).

GS Rotchell nhấn mạnh: “Chúng tôi chưa biết tác động của điều này đối với sức khỏe con người”. Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận hạt vi nhựa đã được chứng minh là gây ra “phản ứng viêm và căng thẳng” trong môi trường phòng thí nghiệm.

Trước đây, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra các hạt vi nhựa có tồn tại trong máu và mô phổi. Theo một số ước tính, 15 tấn rác thải nhựa được thải vào các đại dương của Trái Đất mỗi phút. Các rác thải này phân hủy thành các hạt vi nhựa nhỏ hơn, xâm nhập vào cơ thể thông qua chuỗi thức ăn và qua không khí mà con người hít thở.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Biện pháp giảm ho, trị viêm phế quản tại nhà

Biện pháp giảm ho, trị viêm phế quản tại nhà

Viêm phế quản (Bronchitis) là một bệnh lý địa phương của ống phế quản và có thể kèm theo các triệu chứng như viêm, sưng tấy, ho dai dẳng, và đờm.

Đăng ngày: 04/02/2023
Bánh chưng để ở đâu trong tủ lạnh là tốt nhất?

Bánh chưng để ở đâu trong tủ lạnh là tốt nhất?

Chưa có bằng chứng chắc chắn rằng bảo quản bánh chưng trong ngăn đá tủ lạnh có thể gây bệnh ung thư.

Đăng ngày: 04/02/2023
Cách ăn mì gói đủ chất, không hại sức khỏe

Cách ăn mì gói đủ chất, không hại sức khỏe

Mì ăn liền là món ăn quen thuộc và phổ biến với nhiều người. Tuy nó rất tiện lợi và ngon miệng, nhiều người lại cho rằng chúng không tốt cho sức khỏe, gây thừa cân, béo phì.

Đăng ngày: 03/02/2023
Đột phá mới: Biến chất nhầy ốc sên thành

Đột phá mới: Biến chất nhầy ốc sên thành "keo dính" vết thương

Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một chất kết dính sinh học từ chất nhầy ốc sên để chữa lành vết thương hở và loét mãn tính.

Đăng ngày: 02/02/2023
Những người sống thọ thường có chung 1 thói quen “miễn phí” khi ăn

Những người sống thọ thường có chung 1 thói quen “miễn phí” khi ăn

Theo các chuyên gia, thói quen giúp trường thọ này rất quen thuộc và dễ làm nhưng nhiều người lại không biết.

Đăng ngày: 02/02/2023
Nghiên cứu mới chỉ ra điều đáng lo ngại ở thực phẩm siêu chế biến

Nghiên cứu mới chỉ ra điều đáng lo ngại ở thực phẩm siêu chế biến

Những thực phẩm siêu chế biến như đồ uống, đồ ăn sẵn... có thể làm trầm trọng hơn tình trạng suy giảm nhận thức, tăng nguy cơ mất trí nhớ.

Đăng ngày: 02/02/2023
Top 10 loại thực phẩm giàu carbs không làm bạn tăng cân

Top 10 loại thực phẩm giàu carbs không làm bạn tăng cân

Theo Eat This Not That, hầu hết chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ đều đồng ý carbohydrate là chất dinh dưỡng đa lượng cần thiết cho sức khỏe.

Đăng ngày: 02/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News