Lần đầu tiên trong lịch sử: 7 nước hợp lực cho "thần ưng Trái đất" phóng lên Mặt trăng
Vào đêm Giáng sinh 24/12/2023, một con tàu vũ trụ sẽ được phóng lên Mặt trăng nhằm thực hiện sứ mệnh thương mại chưa từng có trong lịch sử, Space.com thông tin hồi đầu tháng 12.
Con tàu vũ trụ này có tên là Tàu đổ bộ Mặt trăng Peregrine - đặt theo tên loài chim ưng Peregrine bay nhanh nhất trên Trái đất.
Hình ảnh "thần ưng" của Trái đất trên Mặt trăng. (Ảnh: Astrobotic Technology).
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng kế hoạch, "thần ưng" sẽ chạm xuống vùng có dòng dung nham cổ xưa trên Mặt trăng được gọi là Sinus Viscositatis.
Sứ mệnh này sẽ được ghi vào sử sách vì nhiều lý do, một trong số đó là: Đây là sứ mệnh đầu tiên được phóng theo sáng kiến Dịch vụ tải trọng thương mại Mặt trăng (CLPS) của NASA, được tạo ra như một cách để cơ quan này mang các tải trọng/khối hàng của Trái đất đến Mặt trăng.
Đây cũng là lần đầu tiên, công nghệ của 7 quốc gia cùng lúc được phóng lên Mặt trăng.
Trong cuộc họp giao ban vào ngày 29/11, các đại diện của Astrobotic Technology (công ty Mỹ chế tạo Tàu đổ bộ Mặt trăng Peregrine), United Launch Alliance và tất nhiên là NASA đã tập hợp để thảo luận về một số tải trọng mà Peregrine sẽ mang lên Mặt trăng.
Có tổng cộng 20 tải trọng đến từ 7 quốc gia sẽ được "thần ưng" Peregrine mang lên vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Trong đó 5 tải trọng (là các công cụ khoa học của NASA) đến từ Mỹ, số còn lại của Vương quốc Anh, Mexico, Đức, Hungary, Nhật Bản và Seychelles (một quốc gia ở Đông Phi).
"Chúng tôi sẽ đưa "đại diện công nghệ" của 7 quốc gia lên bề mặt Mặt trăng, sáu trong số quốc gia đó chưa từng chạm tới bề mặt Mặt trăng" - John Thornton, Giám đốc điều hành của Astrobotic Technology, cho biết.
Với các công nghệ tối tân, hành trình khám phá bề mặt Mặt trăng của 7 quốc gia hứa hẹn sẽ mang đến cho các nhà khoa học nhiều thông tin/dữ liệu quan trọng.
Peregrine Lander vận chuyển tải trọng một cách chính xác và an toàn tới quỹ đạo Mặt trăng và bề mặt Mặt trăng. (Ảnh: Astrobotic Technology)
Peregrine đã sẵn sàng thực hiện một trong những sứ mệnh thương mại đầu tiên lên Mặt trăng và là một trong những tàu vũ trụ đầu tiên của Mỹ đáp xuống Mặt trăng kể từ Chương trình Apollo hồi thế kỷ 20.
Theo Astrobotic Technology, giá phóng tải trọng lên Mặt trăng sẽ là 1,2 triệu USD cho mỗi kg tải trọng.
Dự kiến, Peregrine sẽ cất cánh trên chuyến bay đầu tiên của tên lửa Vulcan Centaur do United Launch Alliance chế tạo. Đây là dòng tên lửa phiên bản nâng cấp của các phương tiện phóng Atlas V và Delta IV của công ty này, vốn được chế tạo để mang một lượng vật chất khá lớn lên không gian.

Khám phá những bí mật bảo vệ Trái đất khỏi sự hỗn loạn của vũ trụ
Một phân tích mới về sự hỗn loạn trong hệ Mặt trời đã tiết lộ cách tránh va chạm giữa các hành tinh trong hàng tỷ năm.

Phát hiện "quái vật" vũ trụ suýt hất văng Trái đất
Phát hiện rùng mình về một lượng nhôm phóng xạ khổng lồ dội vào Hệ Mặt trời 4,6 tỉ năm trước cho thấy Trái đất sơ sinh đã thoát hiểm trong gang tấc.

Việt Nam có quan sát được nhật thực hình khuyên tháng 10?
Hàng triệu người ở châu Mỹ sẽ có thể được chứng kiến một hiện tương thiên văn thú vị vào ngày 14/10 tới đây, đó là nhật thực hình khuyên (khi Mặt trăng được nhìn thấy che lấp Mặt trời).

Biến mất 14 năm, "quái vật vũ trụ" hiện về với hình dáng gây sốc
Năm 2009, một ngôi sao "quái vật" to gấp 25 lần Mặt Trời đã biến mất hoàn toàn. Siêu kính viễn vọng James Webb vừa tìm thấy nó, theo cách khiến các nhà khoa học hoàn toàn bối rối.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Lộ diện 500.000 “đứa con” của lỗ đen quái vật gần Trái đất nhất
Ở vùng không gian tử thần gần lỗ đen quái vật Sagittarius A* của thiên hà Milky Way chứa Trái Đất, các nhà khoa học vừa tìm ra một thế giới kỳ quái gồm 500.000 vật thể sơ sinh gọi là Sagittarius C.
