Lần đầu xuất hiện rệp sáp bột hồng hại sắn ở VN
Theo Cục Bảo vệ thực vật, hiện nay ở tỉnh Tây Ninh đã xuất hiện loài sâu hại mới trên cây sắn (khoai mì), có tên gọi là rệp sáp bột hồng.
![]() Rệp sáp bột hồng trên lá sắn |
Đây là loại sâu hại nguy hiểm, khó phòng trừ trên cây sắn ở nhiều nước trên thế giới và khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là đối tượng sâu hại mới, lần đầu xuất hiện ở nước ta.
Theo Cục Bảo vệ thực vật, rệp sáp bột hồng có khả năng lây lan rất nhanh (qua hom giống, phát tán theo gió, trôi theo nguồn nước, bám dính trên cơ thể động vật, người, công cụ và phương tiện vận chuyển…) và có nguy cơ gây hại nghiêm trọng làm giảm năng suất, chất lượng sắn.
Trước tính chất nguy hiểm và nguy cơ gây hại nghiêm trọng nói trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công điện khẩn số 10/CĐ-BNN-BVTV đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh và Cục Bảo vệ thực vật khẩn trương tiêu hủy nguồn rệp sáp bột hồng xuất hiện trên cây sắn tại tỉnh Tây Ninh.
Bộ đề nghị tỉnh Tây Ninh điều tra phát hiện những khu vực trồng sắn có biểu hiện nhiễm rệp sáp hồng; khoanh vùng và tiêu hủy toàn bộ cây sắn (mì) ở khu vực bị nhiễm rệp, đồng thời nghiêm cấm vận chuyển thân, lá, củ sắn từ vùng bị nhiễm đi nơi khác. Tỉnh Tây Ninh cần huy động nguồn lực, bố trí cán bộ có chuyên môn hướng dẫn nông dân thực hiện các biện pháp tiêu hủy, cũng như theo dõi giám sát toàn bộ diện tích trồng sắn; thực hiện hỗ trợ nông dân có diện tích bị rệp gây hại phải tiêu hủy.
Đối với Cục Bảo vệ thực vật cần tăng cường tập huấn, hướng dẫn cán bộ bảo vệ thực vật tỉnh Tây Ninh các biện pháp tiêu hủy an toàn, hữu hiệu, xác định các loại thuốc bảo vệ thực vật đặc hiệu để sử dụng cho công tác tiêu hủy và khống chế dịch hại. Ngoài ra, Cục tăng cường công tác kiểm dịch thực vật, ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của rệp sáp bột hồng theo hom giống và các sản phẩm sắn qua biên giới; ngăn chặn vận chuyển hom giống, sắn tươi từ vùng nhiễm sang vùng khác.

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới
Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Phân biệt đào bích và đào phai
Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
