Lập khu bảo tồn cá nhà táng đầu tiên trên thế giới
Khu bảo tồn cá nhà táng có diện tích khoảng 800km2, gần bằng diện tích Dominica, nằm ở vùng biển ngoài khơi đảo quốc này.
Trong thông báo về việc thành lập khu bảo tồn cá nhà táng, Thủ tướng Dominica Roosevelt Skerrit cho hay nơi đây sẽ tiếp nhận 200 con cá nhà táng, vốn được coi là những "công dân" yêu quý của Dominica.
Ước tính có khoảng 500 con cá nhà táng sống ở vùng biển xung quanh Dominica - (Ảnh: Wildestanimal/Getty Images).
Nhấn mạnh rằng Dominica cảm thấy vinh dự khi thành lập khu bảo tồn cá nhà táng đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Skerrit nói việc thành lập khu bảo tồn này không chỉ giúp thúc đẩy doanh thu du lịch mà còn góp phần vào việc tách và thu giữ carbon ở vùng biển sâu. Đây cũng là lợi ích thường bị bỏ qua của việc bảo tồn các loài cá voi.
Bà Francine Baron, giám đốc điều hành của Cơ quan thực thi việc phục hồi khí hậu của Dominica, cho biết ranh giới của khu bảo tồn sẽ được xác định dựa trên các nghiên cứu về khu vực có thể đảm bảo thức ăn và nơi trú ngụ cho khoảng 50 gia đình cá nhà táng sinh sống.
Trước mắt, các tàu có chiều dài từ 18m trở lên sẽ không được phép đi qua khu vực bảo tồn trong khi hoạt động đánh bắt cá nhỏ lẻ, thủ công vẫn được phép diễn ra.
Bên cạnh đó, nhà chức trách cũng cân nhắc mở một hành lang cho phép tàu thuyền cập cảng tại Roseau, thủ đô đồng thời là thành phố lớn nhất Dominica.
Bảo tồn cá nhà táng cũng mang lại lợi ích về khí hậu nhờ chất thải của chúng. Theo đó, cá nhà táng lặn để săn mực, sau đó bơi lên vùng nước phía trên để thở, nghỉ ngơi và đại tiện. Chất thải của chúng kích thích sự sinh trưởng của các sinh vật phù du, nhờ đó có thể thu giữ CO2 từ nước biển. Khi sinh vật phù du chết, nó sẽ trở thành "bể chứa" carbon, giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Ông Enric Sala, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Pristine Seas và hiện đang tư vấn cho Chính phủ Dominica, lý giải giả sử có 250 con cá voi ở vùng biển Dominica, mỗi năm chất thải của chúng giúp thu giữ 4.200 tấn carbon, tương đương với việc ngăn chặn 5.000 ô tô lưu thông trên đường.
Dài tới 16m, cá nhà táng là loài săn mồi có răng lớn nhất Trái đất, chúng sống theo các cộng đồng mẫu hệ và giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ riêng biệt. Nhờ có vũng vịnh nước sâu ven bờ biển, vùng biển Dominica trở thành môi trường sinh sống lý tưởng của loài động vật có vú này. Nhà sinh vật biển Shane Gero - người bắt đầu nghiên cứu cá voi từ năm 2005 - cho biết ông nhận thấy số lượng cá voi đang suy giảm do các vụ va chạm với tàu hoặc vô tình vướng vào dụng cụ đánh bắt cá, cũng như do tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa. |

Những sự thật đáng kinh ngạc về vực thẳm Challenger, nơi sâu nhất trên Trái đất
Giống như bề mặt đất liền của Trái đất có các đỉnh núi và thung lũng khổng lồ, thế giới đại dương cũng có địa hình đa dạng tương tự.

Trái đất có bao nhiêu đại dương?
Trái đất có 1, 4 hay 5 đại dương? Tưởng chừng đây là câu hỏi quá đơn giản, nhưng câu trả lời vẫn chưa được giới khoa học thống nhất

Lần đầu ghi nhận cá voi sát thủ bắt cóc cá voi con từ loài khác về nuôi
Đây rất có thể là một sự kiện hi hữu, xuất phát từ khao khát làm mẹ của một con cá voi sát thủ cái bị vô sinh.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Cảnh tượng hiếm gặp về cá voi khổng lồ bị dị tật
Một con cá voi dị dạng kỳ lạ đã được nhìn thấy ngoài khơi bờ biển Tây Ban Nha.

Hung thần biển cả: Đi tìm vụ cá mập tấn công con người lớn nhất từng được lịch sử ghi nhận!
Trong ấn tượng của nhiều người cá mập là một loài vô cùng nguy hiểm, và điều này cũng không sai, trong lịch sử đã từng ghi nhận vụ cá mật tấn công và cướp đi tính mạng của ít nhất 150 người.
