Lệch múi giờ phía đông gây mệt mỏi lâu hơn phía tây
Du khách sẽ gặp khó khăn hơn nhiều trong việc thích nghi với múi giờ mới khi bay về phía đông so với phía tây.
Kết quả này do một nghiên cứu đăng trên tạp chí Chaos (thuộc nhà xuất bản AIP, Mỹ) công bố. Giáo sư Michelle Girvan cho biết: "Về cơ bản, sự khác biệt giữa bay về hướng đông và hướng tây là do nhịp sinh học có khoảng thời gian tự nhiên dài hơn 24 giờ đồng hồ một chút".
Lệch múi giờ khiến du khách mệt mỏi. (Ảnh: Getty).
Vì vậy, thay vì tròn 24 giờ đồng hồ, đồng hồ sinh học sẽ là 23,5 giờ hoặc 24,5 giờ. "Đồng hồ sinh học của bạn sẽ chạy trước nếu bay về phía đông, và chạy sau nếu bay về phía tây", bà Girvan nói. "Tuy nhiên, nếu bạn bay qua nhiều múi giờ về phía đông, đồng hồ sinh học của bạn sẽ không chạy trước như bạn nghĩ, mà nó chậm lại".
Thời gian chạy trước có nghĩa là thời gian đi ngủ và thức dậy đến sớm hơn trong ngày, còn chậm lại nghĩa là thời gian đó đến muộn hơn. Đây là lý do tại sao tình trạng khó chịu do lệch múi giờ trở nên trầm trọng hơn.
Nghiên cứu cho thấy, nếu đi 3 múi giờ về phía đông, du khách sẽ mất hơn 4 ngày để hồi phục hoàn toàn. Trong khi đó, nếu đi về phía tây, du khách sẽ chỉ mất hơn 3 ngày một chút. Nếu đi qua 9 múi giờ, người đi phía đông sẽ mất gần 2 tuần, còn người đi về phía tây mất chưa đến 8 ngày để phục hồi.
Tuy nhiên, nếu đi về phía đông và phía tây qua 12 múi giờ, thời gian hồi phục gần như tương đương, khoảng 10 ngày.
Để hạn chế hiện tượng mệt mỏi vì lệch múi giờ, các nhà nghiên cứu khuyên du khách nên tận dụng ánh sáng, kể cả ánh sáng nhân tạo như màn hình máy tính, nếu tới nơi có múi giờ sớm hơn để đánh thức thần kinh.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Ý nghĩa bao lì xì trao gửi tâm tình và tài lộc
Câu đối, thiệp chúc Tết, bao lì xì, mâm cơm tất niên là dấu hiệu báo mùa xuân đang chạm ngõ.

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Những phong tục truyền thống cho năm mới may mắn
Mua đào, mai, bày mâm ngũ quả, xông đất, mua muối, lì xì, xin chữ, đi lễ chùa... là những phong tục đem lại may mắn, phước lành mỗi dịp Tết đến, xuân về ở Việt Nam.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?
