Lịch tháng 10 năm 1582 có 10 ngày không tồn tại
Ít ai có thể ngờ rằng 10 ngày trong tháng 10 của năm 1582 không hề tồn tại trong lịch sử. Tại sao?
Lịch Gregory là một bộ lịch mới do Giáo hoàng Gregory XIII đưa ra vào năm 1582. Chính việc áp dụng bộ lịch này mà một số ngày trong tháng 10/1582 đã bị bỏ qua ở một số nước như Italia, Ba Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Hình khắc trên mộ của Giáo hoàng Gregory XIII, kỷ niệm lịch Gregory được áp dụng. (Ảnh: crystalinks.com)
Trước năm 1582, người châu Âu và các thuộc địa sử dụng bộ lịch dựa trên lịch Julian được Hoàng đế Julius Caesar đưa ra năm 46 trước Công nguyên. Theo đó thì một năm có 365,25 ngày. Nhưng độ dài của năm mặt trời là 365, 242216 ngày cho nên lịch Julius dài hơn khoảng 0,0078 ngày trong một năm, tức là khoảng 11 phút 14 giây. Để bù vào sự khác biệt giữa năm theo lịch và chu kỳ của mặt trời thì cứ 400 năm phải bỏ bớt đi 3 ngày cho năm nhuận. Tính đến năm 1582, thì sự sai biệt đã lên đến 10 ngày.
Giáo Hoàng Gregory XIII quyết định bỏ 10 ngày trong tháng 10 năm đó để cho lịch và mùa màng ăn khớp với nhau trở lại. Theo đó sau ngày 4/10/1582 thì sang ngày hôm sau là 15/10/1582. Như vậy, ở các quốc gia đầu tiên áp dụng bộ lịch Gregory, ngày 7/10/1582 cùng với 9 ngày khác không còn tồn tại. Và để tránh lặp lại sai biệt, phép lịch mới này lấy năm nhuận là năm có số thứ tự chia hết cho 4 (như năm 1964, 1980, 2004,...) và các năm tận cùng bằng 00 phải chia hết cho 400 mới là năm nhuận (năm 2000 chia hết cho 4 và 400 nên là năm nhuận, những năm 1700 1800 và 1900 chia hết cho 4 nhưng không chia hết cho 400 nên không phải là năm nhuận...).
Hình minh họa cho tháng 10 năm 1582 sau khi áp dụng lịch Gregory. (Ảnh: macquirelatory.com)
Tuy nhiên vì sự thông tin chậm trễ và lý do tôn giáo, nhiều nước đã không áp dụng lịch Gregory ngay sau đó. Nước Anh (và Hoa Kỳ lúc còn là thuộc địa của Anh) mãi đến 1752 mới theo lịch này, và khi đó phải bỏ bớt 11 ngày trong lịch (do đó George Washington sinh ngày 11 tháng 2 năm 1731, nhưng Hoa Kỳ ăn mừng sinh nhật của ông vào ngày 22 tháng 2. Nga chỉ theo lịch này sau năm 1917, do đó Cách mạng tháng Mười Nga diễn ra vào tháng 11 dương lịch.
Ngày nay, bộ lịch Gregory được sử dụng không chỉ ở các nước theo đạo Thiên chúa ở châu Âu mà còn được dùng ở trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không có cơ hội để viết về các sự kiện diễn ra từ ngày 5 đến ngày 14 tháng 10 năm 1582 do sự thay đổi này.

Truyền thuyết và ý nghĩa của hoa Tulip
Hoa Tulip tượng trưng cho sự nổi tiếng, giàu có và tình yêu hoàn hảo. Có lẽ vì nó nở vào mùa xuân, khi bóng tối của những ngày đông đã bị xóa nhòa, Tulip còn trở thành biểu tượng cho cuộc sống vĩnh hằng.

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

12 mưu kế nổi tiếng nhất thời đại Gia Cát Lượng vẫn còn giá trị đến ngày nay (Phần 3)
Sau đây là những mưu kế nổi bật nhất được đời đời truyền tụng, như những giai thoại có một không hai trong sử sách.

Bộ lạc cho phụ nữ "quan hệ" thoải mái trước khi lấy chồng
Trong nhiều thế kỷ qua, bộ lạc du mục Tuareg đã đi khắp sa mạc Sahara, sống rải rác từ Libya cho đến Algeria, Niger và Mali của châu Phi, theo trang Every Culture.

Bộ tộc sống giữa rừng sâu nhưng biết hết mọi việc diễn ra khắp thế giới
Mặc dù sống giữa núi thẳm rừng sâu, nhưng tộc người đặc biệt này khiến thế giới phải kinh ngạc khi họ có thể biết được mọi chuyện đã và đang diễn ra trên khắp Trái đất.

Thủ phạm gây ra ảo ảnh trên sa mạc
Hiện tượng phản xạ toàn phần là nguyên nhân gây ra ảo ảnh nhìn thấy nước ở sa mạc hoặc trên mặt đường vào ngày nắng nóng.
