Liệu các hành tinh "sinh đôi" với Trái đất có tồn tại sự sống?

Để một sự sống tương tự như ở trái đất có thể tồn tại trên một hành tinh khác, các nhà khoa học nghĩ rằng những người ngoài hành tinh cũng phải có ba thành phần tối quan trọng: các phân tử cấu trúc hữu cơ có thể tạo thành các kiến trúc phức tạp, năng lượng để hoạt động các phân tử này và nước ở thể lỏng để chúng có thể len lỏi vào mọi thứ. Nói tóm lại, chỉ có hành tinh nào tương tự như Trái Đất mới có thể chứa đồng thời cả ba yếu tố trên.

>>> NASA phát hiện hành tinh có sự sống như trái đất

Nếu một hành tinh gần với ngôi sao của nó hơn khoảng cách từ trái đất tới hành tinh đó (giả sử ngôi sao đó có kích cỡ bằng mặt trời của chúng ta), tất cả lượng nước trên bề mặt hành tinh sẽ bốc hơi vì nhiệt độ cao. Nếu nó quá xa, tất cả lượng nước trên bề mặt sẽ bị đóng băng. Tương tự, hành tinh lớn hơn trái đất sẽ chứa quá nhiều khí và không có một bề mặt vững chãi để tạo thành đại dương trong khi các hành tinh nhỏ hơn sẽ không có đủ trọng lực để có thể tự hình thành một hành tinh tương tự như trái đất. Thêm vào đó, sau nghiên cứu “các hành tinh triển vọng“ có thể tồn tại sự sống người ngoài hành tinh, chỉ có “một trái đất lạ” duy nhất đó là Holy Grail.

Theo một thông báo mới đây hôm 20/12 trong tạp chí Thiên nhiên, một đội các nhà nghiên cứu các dữ liệu thu thập được từ đài quan sát Kepler của NASA đã thông báo về việc tìm ra một hành tinh có thể có sự sống, hay một hành tinh nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta có kích cỡ tương tự như trái đất. Một thế giới khác với cái tên Kepler-20e và 20f bay xung quanh quỹ đạo của một ngôi sao với cái tên Kepler-20 cách trái đất 950 năm ánh sáng và có đường kính lần lượt bằng 0,87 và 1,03 lần trái đất.

Liệu các hành tinh sinh đôi với Trái đất có tồn tại sự sống?

Với một kích cỡ như vậy, trọng lực của hành tinh sẽ đủ mạnh để khiến nó đủ rắn như Trái Đất thay vì chứa một khối khí khổng lồ như sao Mộc. Guillermo Torres, một thành viên của đội Kepler có trụ sở trung tâm nghiên cứu Vật lí học thiên thể Smithsonian, Harvard cho biết: “Theo các giả thuyết mới, các vật liệu bên trong hành tinh này có thể là sắt tại lõi trung tâm và được bao bọc bởi một lớp sillicat”. Nếu nó là sự thật các hành tinh này lần lượt sẽ có khối lượng gấp 1,7 và 3 lần Trái Đất.

Về mặt cơ bản các hành tinh này có kích cỡ tương tự Trái Đất nhưng liệu nó có thể duy trì sự sống? Khả năng điều này xảy ra không lớn. Torres đã trả lời phỏng vấn trên Life’s Little Mysterious: “Khí hậu ở đây quá nóng để có thể tạo nên hệ sinh thái”. Cả Kepler-20e và Kepler-20f có quỹ đạo vô cùng gần với ngôi sao của chúng, với một năm chỉ bao gồm 6 ngày và 20 ngày. Torres cho biết: “Với hành tinh ở gần ngôi sao hơn, nhiệt độ của nó lên đến 1.000 độ C (1.800 độ F), và với hành tinh xa hơn thì nhiệt độ ở khoảng 700 độ C (1.300 độ F)”.

Tuy nhiên, với nhiệt độ này thì nước ở thể lỏng khó có thể tồn tại. Bên cạnh đó, không có bất cứ một đại dương lớn nào, cũng như không hề có các bằng chứng nguyên thủy về sự tồn tại của nước trên cả hai hành tinh này, ta có thể kết luận gần như không có bất kì dạng sự sống nào, theo ý kiến của các nhà khoa học.

Liệu các hành tinh sinh đôi với Trái đất có tồn tại sự sống?

Mặt khác, liệu có chăng một dạng thực thể sống mà không cần đến nước nào tồn tại trên Kepler-20e và 20f? Torres nói rằng ông gặp phải câu hỏi này khá nhiều lần: “Tại sao chúng ta lại nghĩ sự sống trên đó phải giống như tại Trái Đất của chúng ta? Bởi vì chúng ta không có một bằng chứng nào cho một sự sống nào khác vì thế chúng ta phải bắt đầu từ những gì chúng ta biết rõ. Nếu điều này xảy ra, thực sự nó khá kỳ lạ”.

Hai tuần trước, đội Kepler đã thông báo về việc khám phá ra một hành tinh khác gần như có thể tồn tại một hệ sinh thái nhưng vẫn chưa thể nói vì một số lý do khác nhau. Dave Charbonneau, một thành viên khác của đội nghiên cứu Kepler có trụ sở tại Cfa của Harvard đã nói: “Chúng tôi đã khám phá về Kepler -22b - một hành tinh có nhiệt độ thích hợp cho sự sống, tuy nhiên hành tinh này có kích thước quá lớn. Bên cạnh đó, còn một hành tinh nữa với kích cỡ tương tự Trái Đất nhưng lại quá nóng để có thể tồn tại sự sống” - Ông kết luận: “Điều chúng ta phải làm tiếp theo là tìm một hành tinh hội tụ tất cả các ưu điểm: Kích cỡ tương tự Trái Đất và có nhiệt độ thích hợp, đó chính là điều quan trọng nhất”.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Khoảnh khắc thú vị Mặt trời nằm ngay đường chân trời Trái đất

Đừng bỏ lỡ cơ hội chiêm ngưỡng khoảnh khắc hiếm gặp giữa Mặt trời và Trái đất này. Khoảnh khắc hiếm gặp khi mặt trời nằm gọn trên đường chân trời, tỏa sáng hoàn hảo, lung linh nhất.

Đăng ngày: 22/07/2018
Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Kỳ thú cụm sao hình cầu mới trong thiên hà Milky Way

Tiến sĩ Denilso Camargo của Colégio Militar de Porto Alegre, Brazil phát hiện năm cụm sao cầu mới trong thiên hà Milky Way, được xem là chứa hàng trăm nghìn hoặc có thể là một triệu ngôi sao.

Đăng ngày: 22/07/2018
Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Vì sao nhìn sao Hỏa như đang chuyển động lùi?

Trong năm 2018 này, chuyển động nghịch của sao Hỏa bắt đầu vào ngày 28/6 và theo hướng Tây sang Đông trên bầu trời mà chúng ta nhìn thấy.

Đăng ngày: 21/07/2018
MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

MIT chế tạo súng bắn tơ để di chuyển trong không gian phi trọng lực

Các nhà du hành vũ trụ sẽ sử dụng một súng bắn tơ lấy cảm hứng từ loài nhện để kéo cơ thể từ điểm này sang điểm khác

Đăng ngày: 21/07/2018
Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Kỳ bí loạt ngọn núi mới trên sao Diêm Vương được xác định

Ngày 12/7/2018, tàu vũ trụ New Horizon có dịp khám sát qua bề mặt sao Diêm vương và công bố nhiều thông tin thú vị mới.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tìm thấy 2 hành tinh

Tìm thấy 2 hành tinh "song sinh" khác Hệ Mặt trời

Nhóm nghiên cứu của Đại học Hawaii và Đại học Arizona (Mỹ) đã sửng sốt khi quan sát được một hành tinh mới mang tên 2MASS 0249 c quay quanh một cặp sao lùn đỏ.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News