Liệu có sự sống tồn tại trên Kepler 69c không?

Cách Trái đất hàng nghìn năm ánh sáng, có thể tồn tại một hành tinh khác có sự sống. Và Kepler 69c, một siêu Trái đất ngoài Hệ Mặt trời được nhiều người cho là một nơi có thể như vậy.

Nằm cách Trái đất 2.383 năm ánh sáng, trong chòm sao Cygnus, Kepler 69c là một siêu Trái đất tiềm năng. Ít nhất đó là những gì mà các nhà thiên văn học nhận định.

Kepler 69c là một ngoại hành tinh lớn hơn hành tinh của chúng ta khoảng 1,7 lần, nó quay quanh ngôi sao giống như Mặt trời là Kepler-69. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, chúng ta không thực sự biết liệu hành tinh này có nằm trong vùng có thể ở được hay không.

Liệu có sự sống tồn tại trên Kepler 69c không?
Siêu Trái đất có thể là dạng hành tinh phổ biến nhất trong thiên hà của chúng ta. Kể từ năm 2009, Kính viễn vọng Không gian Kepler đã phát hiện ra khoảng 4.000 ngoại hành tinh. 30% trong số đó là siêu Trái đất. Và một vài phần trăm các siêu Trái đất trong số đó quay quanh khu vực có thể sống được của ngôi sao chủ của chúng.

Nếu ở quá gần ngôi sao chủ, Kepler 69c sẽ quá nóng để nước lỏng tồn tại trên bề mặt. Nếu nó ở quá xa Mặt trời của nó, thì nó sẽ chẳng là gì ngoài một thế giới lạnh giá. Những gì chúng ta biết là Kepler 69c quay quanh ngôi sao của nó gần hơn khoảng 40% so với khoảng cách Trái đất quay quanh Mặt trời. Và điều đó có thể có nghĩa là Kepler 69c không thực sự là một siêu Trái đất, thay vào đó nó có thể là một siêu sao Kim.

Hành tinh này nằm quá xa chúng ta, nên mọi thứ cho tới nay vẫn chỉ là suy đoán. Nhưng nếu bạn có ý định tới thăm hành tinh này, thì hãy bỏ ngay suy nghĩ đó đi vì ngay cả khi bạn có thể di chuyển bằng 1% tốc độ ánh sáng, bạn sẽ không thể đến đó sớm được. Với tốc độ này, bạn có thể bay vòng quanh Trái đất chỉ trong hơn 13 giây. Nhưng để đến được Kepler 69c, bạn sẽ mất khoảng 238.000 năm.

Liệu có sự sống tồn tại trên Kepler 69c không?
Khu vực có thể sống được là nơi mà bề mặt hành tinh có nhiệt độ thích hợp cho nước ở thể lỏng, không quá lạnh hoặc quá nóng. Tuy nhiên, có khả năng một số siêu Trái đất này không phải là cấu tạo từ đất đá như Trái đất. Chúng có thể được tạo ra chủ yếu bằng khí hydro và heli như sao Mộc và sao Thổ, nên sẽ không thích hợp cho sự sống.

Dựa trên khoảng cách của hành tinh với ngôi sao của nó, chúng ta biết rằng Kepler 69c nhận được lượng ánh sáng Mặt trời tương tự như sao Kim. Và mặc dù lớn hơn Trái đất, nhưng nó có mật độ tương đối thấp. Tất cả điều này có nghĩa là thay vì kim loại, hành tinh đá này được tạo thành từ các khoáng chất silicat và cacbonat.

Với tất cả những khoáng chất này trong lớp vỏ, Kepler 69c có thể có một bầu khí quyển thực sự dày. Bầu không khí này sẽ bao gồm chủ yếu là carbon dioxide. Nếu Kepler 69c giống như sao Kim, thì đó sẽ là một hành tinh khá nóng - Bầu khí quyển của Kepler 69c sẽ rơi vào một chu kỳ bất tận ngày càng dày hơn và nóng hơn.

Nhiệt độ bề mặt của hành tinh này có thể cao tới 475 độ C. Và áp suất khí quyển sẽ cao gấp hơn 90 lần so với Trái đất - áp suất này sẽ giống như đang ở độ sâu 900 m trong đại dương.

Liệu có sự sống tồn tại trên Kepler 69c không?
Kepler 69c, lớn hơn Trái đất khoảng 1,7 lần. Hành tinh này quay quanh một ngôi sao tương tự như Mặt trời của chúng ta. Các nhà thiên văn học không chắc chắn về thành phần cấu tạo của Kepler 69c nhưng cho biết, quỹ đạo của hành tinh này vào khoảng 242 ngày quay xung quanh một ngôi sao giống Mặt trời và có những điều kiện tương tự như hành tinh láng giềng của chúng ta là Sao Kim.

Với những điều kiện như thế này, bạn có thể sẽ không tìm thấy bất cứ thứ gì giống như đại dương ở đây. Giống như trên sao Kim, nhiệt độ cao sẽ làm sôi tất cả nước. Bất kể sự sống nào bạn có khả năng gặp phải trên hành tinh này, nó cần phải có khả năng tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nêu trên. Hoặc nó sẽ phải tồn tại ở một nơi nào khác ngoài bề mặt.

Tuy nhiên, nếu thực sự có sự sống trên Kepler 69c, thì có lẽ chúng sẽ tồn tại ở trên mây. Ở độ cao khoảng 50km, nhiệt độ sẽ mát hơn rất nhiều. Chúng sẽ dao động từ khoảng 30 đến 70 độ C. Và với vị trí này, có thể có lực hấp dẫn tại đây chỉ bằng hơn 70% so với lực hấp dẫn được tìm thấy trên Trái đất.

Lực hấp dẫn yếu hơn này có thể cho phép các dạng sống phát triển mạnh trên bầu trời. Theo đó sự sống chỉ có thể trôi nổi tự do trong bầu khí quyển. Đây sẽ là một cách khác mà hành tinh này có thể có nhiều điểm chung với sao Kim hơn là với Trái đất. Các tàu thăm dò xung quanh Sao Kim đã thu được dấu vết của một loại khí có thể là dấu hiệu tiềm năng của sự sống - phosphine.

Liệu có sự sống tồn tại trên Kepler 69c không?
NASA cho biết, cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết liệu sự sống có tồn tại trên Kepler 69c hay không. Tuy nhiên, những phát hiện của họ giúp có thể sẽ con người tiến thêm một bước trong việc tìm kiếm một thế giới có sự sống tương tự như Trái đất.

Nếu phát hiện ra phosphine trong bầu khí quyển của Kepler 69c, thì đó có thể là kết quả của vi khuẩn không cần oxy để tồn tại. Nhưng loại khí có mùi tương tự như mùi cá thối rữa. Trên Trái đất, vi khuẩn tạo ra phosphine thường sống ở đầm lầy hoặc vùng đất ngập nước. Nhưng trên Sao Kim hoặc Kepler 69c, vi khuẩn này có thể tồn tại trong chính bầu khí quyển dày và ít oxy.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
NASA làm gì khi Trạm vũ trụ quốc tế

NASA làm gì khi Trạm vũ trụ quốc tế "nghỉ hưu"?

Khoảng 5-7 năm nữa, Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) sẽ rơi khỏi quỹ đạo và lao xuống Thái Bình Dương. NASA sẽ lấy gì thay thế trạm?

Đăng ngày: 05/04/2023
Nghịch lý gần 50 năm của lỗ đen đã có lời giải

Nghịch lý gần 50 năm của lỗ đen đã có lời giải

Nghịch lý Hawking cho rằng trong quá trình biến mất, lỗ đen tiêu hủy mọi thông tin về nguồn gốc của chúng, trái với những quy tắc của vật lý lượng tử.

Đăng ngày: 04/04/2023
Bắt được tín hiệu lạ từ hành tinh giống Trái đất: Gợi ý về sự sống?

Bắt được tín hiệu lạ từ hành tinh giống Trái đất: Gợi ý về sự sống?

Lần đầu tiên các nhà khoa học Mỹ tìm thấy tín hiệu rõ ràng của một trong các yếu tố hàng đầu đảm bảo cho sự sống sinh tồn, trên một ngoại hành tinh rất giống Trái đất.

Đăng ngày: 04/04/2023
NASA công bố phi hành đoàn bay quanh Mặt trăng năm 2024

NASA công bố phi hành đoàn bay quanh Mặt trăng năm 2024

Theo tuyên bố của NASA, phi hành đoàn tham gia sứ mệnh mang tên Artemis II này sẽ bao gồm ba người Mỹ và một người Canada.

Đăng ngày: 04/04/2023
NASA mời sinh viên tìm giải pháp xử lý bụi Mặt trăng

NASA mời sinh viên tìm giải pháp xử lý bụi Mặt trăng

Để thiết lập sự hiện diện lâu dài trên Mặt trăng, NASA đang tìm cách bảo vệ các phi hành gia và thiết bị khỏi mây bụi khi hạ cánh.

Đăng ngày: 03/04/2023
Bốn đài thiên văn chụp được 18 vật thể đỏ bí ẩn

Bốn đài thiên văn chụp được 18 vật thể đỏ bí ẩn

Mang màu đỏ sẫm và lang thang xung quanh hành tinh xanh nhất của hệ Mặt Trời, các vật thể bí ẩn hứa hẹn giúp chúng ta tìm hiểu quá khứ 4,6 tỉ năm trước, lúc Trái Đất đang được " hoài thai".

Đăng ngày: 03/04/2023
Phát hiện đột phá: Các hạt thủy tinh trên bề mặt Mặt trăng có thể chứa hàng tỷ tấn nước

Phát hiện đột phá: Các hạt thủy tinh trên bề mặt Mặt trăng có thể chứa hàng tỷ tấn nước

Các nhà nghiên cứu cho biết các hạt thủy tinh nhỏ rải rác trên bề mặt Mặt trăng có khả năng chứa hàng tỷ tấn nước, có thể khai thác và sử dụng trong các sứ mệnh tương lai.

Đăng ngày: 02/04/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News