Liệu côn trùng có cảm thấy đau đớn như con người?

Một số loài côn trùng tạo ra các protein khi cơ thể của chúng chịu cơn đau, có tác dụng tương tự như con người trong việc điều chỉnh mức độ cảm nhận của não.

Đã từ rất lâu, chúng ta từng xem côn trùng là những sinh vật "không có đầu óc", chỉ sống theo bản năng với những phản ứng giống như robot đối với thế giới xung quanh.

Tuy nhiên, càng quan sát kỹ hơn, các nhà khoa học càng nhận thấy những hành vi phức tạp đáng ngạc nhiên của côn trùng, như việc ong giao tiếp thông qua điệu nhảy, cho đến cách mà loài kiến hợp tác với nhau khi làm việc. Giờ đây, chúng ta lại có bằng chứng xác thực rằng những sinh vật nhỏ bé này cũng có thể cảm nhận đau đớn.


Côn trùng cũng có cảm giác đau đơn như con người.

Theo đó, các tài liệu ghi nhận rằng côn trùng có phản ứng và xu hướng tránh tiếp xúc với những nguyên nhân có thể gây tổn hại đến cơ thể của chúng. Điều này bắt nguồn từ khái niệm khoa học Nociception (tạm gọi là "khả năng kích thích đau đớn") khi chúng chính là sự nhận thức về nỗi đau của côn trùng.

"Chúng tôi đã tự hỏi rằng liệu não côn trùng có chứa các cơ chế thần kinh giúp chúng trải qua cảm giác đau đớn, thay vì chỉ là nhận thức cơ bản hay không", GS. Matilda Gibbons, nhà sinh học thần kinh đến từ Đại học Queen Mary cho biết. "Đối với con người, một dấu hiệu nhận biết cơn đau thậm chí có thể được điều chỉnh bởi các tín hiệu thần kinh từ não".

Lấy thí dụ về những người lính trên chiến trường, GS. Gibbons cho biết đôi khi họ phải dùng thuốc phiện hay một loại thuốc giảm đau cực mạnh nào đó để tạm quên đi cơn đau thể xác, đơn giản vì những chất này có thể ngăn chặn tín hiệu cảm thụ từ não.

Để tìm hiểu kỹ hơn, GS. Gibbons và các đồng nghiệp đã xem xét các tài liệu khoa học và tìm thấy một số bằng chứng cho thấy cơ chế này có tồn tại ở côn trùng.

Cụ thể, một số loài đã tạo ra các protein khi cơ thể của chúng chịu cơn đau, có tác dụng tương tự như con người trong việc điều chỉnh mức độ cảm nhận của não.

Bằng chứng về hành vi cũng cho thấy côn trùng có những cách rất riêng, được xem như một phản ứng, khi chúng nhiều lần tiếp xúc với những tác nhân gây tổn hại cho cả hệ thần kinh ngoại vi và trung ương của chúng.

Trước những phát hiện này, nhóm nghiên cứu đã kết luận rằng côn trùng có khả năng kiểm soát thần kinh trung ương dựa trên những bằng chứng khoa học thần kinh dưới góc độ hành vi, phân tử và giải phẫu. "Sự kiểm soát như vậy của cơ thể cho thấy côn trùng có tồn tại trải nghiệm đau đớn", nhóm viết trên tạp chí Biological Sciences.

Tuy nhiên, do côn trùng là một nhóm lớn và đa dạng, nên mức độ phức tạp của những cảm giác đau đớn này cũng rất khác nhau.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những khu rừng đầu tiên trên Trái đất xuất hiện khi nào?

Những khu rừng đầu tiên trên Trái đất xuất hiện khi nào?

Thực vật xuất hiện trên cạn khoảng 470 triệu năm trước, nhưng cây gỗ và rừng cây vẫn chưa hình thành cho đến cách đây gần 390 triệu năm.

Đăng ngày: 12/05/2025
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News